Nước ta có rất nhiều loại dược liệu được sử dụng trong các bài thuốc Y học cổ truyền để chăm sóc sức khỏe con người. Tuy nhiên cây dược liệu gồm những cây gì không phải ai cũng biết.
Cây dược liệu là gì và đặc điểm của cây dược liệu
Dược liệu được hiểu là những loại nguyên liệu lấy từ thực vật trong tự nhiên hoặc 1 phần/cả con ở một số loài động vật có công dụng hỗ trợ điều trị và phòng tránh nhiều bệnh lý khác nhau. Cây dược liệu (thảo dược) là các loài thực vật có dược tính cao, được nghiên cứu kỹ và đạt tiêu chuẩn trở thành vị thuốc.
Đặc điểm của cây dược liệu có thể kể đến như:
- Đa dạng về hình thức sử dụng: thảo dược được dùng trực tiếp (gừng, lá lốt, tía tô, kinh giới,…), cây dược liệu được bào chế trước khi dùng (tam thất, hà thủ ô, sâm, địa hoàng,…) và nhóm thảo dược được dùng làm nguyên liệu chiết xuất ra các chất có hoạt tính cao (hoa hoè, bạc hà, thanh cao hoa vàng,…).
- Cây dược liệu gồm những cây gì với chu kỳ sống khác nhau: thảo dược 1 năm (ngải cứu, gừng, sinh địa,…), cây 2 năm (nga truật, cát cánh, mạch môn,…), cây dược liệu lâu năm (thông, hồi, cam, duối,…).
- Đa dạng về dạng cây: cây thân thảo mềm (lá lốt, ba kích, bồ công anh, hà thủ ô,…), cây thân bụi (nhân trần, đinh lăng, hoàn ngọc,…), thân gỗ lớn (quế, long não, hồi,…), cây thân gỗ nhỏ (hoa hoè, nhóm Citrus,…).
- Sự phân bố của các loại thảo dược: đồng bằng (bạch chỉ, bạc hà, hương nhu,…), giáp ranh đồng bằng trung du ((rau má, sả, ngưu tất,…), ven biển (hương phụ, dừa cạn,…), vùng núi (tam thất, sinh địa, sâm,…), khu vực trung du (sa nhân, quế, hồi,…).
- Phương pháp chế biến, khai thác: Sử dụng rễ củ (tam thất, cỏ tranh, ngưu tất,…), khai thác thân cành (long não, quế,…), chưng cất tinh dầu (xuyên tâm liên, bạc hà, thanh cao hoa vàng,…), dùng nụ hoa quả (bồ kết, hoa hồi, hoa hoè,…).
Cây dược liệu gồm những cây gì?
Củ tam thất
Cây dược liệu gồm những cây gì được sử dụng lâu năm. Củ tam thất (sâm tam thất, kim bất hoán) có độ cao trung bình 30 – 50cm. Tam thất thường được chế biến dưới nhiều dạng khác nhau như dùng tươi, tán bột, giã đắp ngoài da, sắc thuốc, hãm chè, ngâm rượu hoặc bào chế dưới dạng viên/cao.
Trong củ tam thất chứa các hợp chất như sterol, 16 acid amin (valin, lysin, phenylalanin, isoleucin,…), Saponin A, B, C, D có tác dụng ngừa xơ vữa động mạch, giảm huyết áp, làm chậm sự lão hoá, cầm máu, hỗ trợ điều trị ung thư và chăm sóc sức khỏe con người.
Thời gian dùng tốt nhất để dùng củ tam thất là vào buổi sáng khi bụng đói để chống lão hoá và tăng miễn dịch. Nên hạn chế uống vào buổi tối gây khó ngủ và có thể uống sau bữa sáng 30 phút để hạn chế sự kích ứng của hệ tiêu hoá.
Cây dược liệu gồm những cây gì – cây cà gai leo
Cà gai leo (cà quýnh, cà gai dây, cà vạnh,…) là loài thảo dược sống nhiều năm, thân leo hoặc bò dài đến hơn 6m. Trong cà gai leo chứa các alcaloid solasodin, saponin steroid, diosgenin và flavonoid.
Người ta thường dùng cà gai leo để trị cảm cúm, dị ứng, ho gà, đau nhức xương khớp, giải rượu, hỗ trợ điều trị các bệnh về gan, giảm đau,… Cà gai leo có thể được thu hái quanh năm (rễ và cành lá) rửa sạch, thái lát, phơi khô hoặc sấy khô. Cây dược liệu này được chế biến dưới dạng cao mềm/lỏng/khô, sắc thuốc, viên uống hoặc dùng ngoài (giã nát cây tươi, chiết nước uống và lấy bã đắp).
Xem thêm: Cà gai leo – “Vị thuốc vàng” hỗ trợ giải độc và điều trị viêm gan B
Cây dược liệu gồm những cây gì – Cây bạc hà
Cây bạc hà luôn được biết đến và sử dụng từ rất lâu đời. Cây bạc hà tươi thường được thu hái về để phơi khô hoặc chưng cất tinh dầu (xông hoặc bôi). Bạc hà chứa 0,5 – 1,5% tinh dầu, trong đó có 65 – 85% L-menthol, L-menthon, L-pinen, L-limonen, menthyl acetat và flavonoid.
Thảo dược bạc hà có vị cay, thơm, tính mát giúp hạ sốt, tăng tiết mồ hôi, làm dịu cơn đau họng, lợi tiêu hoá, sát trùng, gây tê tại chỗ, ngứa da,… Bên cạnh đó, thảo dược này còn được dùng dưới dạng thuốc hãm để trị trướng bụng, đau bụng. Nước xông bạc hà (có thể kết hợp thêm với các thảo dược chứa tinh dầu khác) rất có hiệu quả với các bệnh cảm cúm, đau họng, nhức đầu, sổ mũi.
Cây dược liệu gồm những cây gì – Cây Dây gắm
Dây gắm (vương tôn, dây sót, dây mấu) là loại dây leo mọc cao, dài từ 10 – 12m. Y học cổ truyền thường sử dụng rễ và dây của thảo dược này (được thu hái quanh năm) rửa sạch, thái mỏng và phơi khô hoàn toàn.
Thành phần hoá học của cây dây gắm gồm: Bsitosterol, 3diphenylpyrrole, 2-hy-droxy-3-methoxy-4-methoxycarbonypyrrol, resveratrol, 4′-trihydroxy-4 methoxydibenzylether, 2-hydroxy-3-methoxymethyl-4- methoxycarbony-lpyrrol, N,N-dimethylethano-lamin,…
Xem thêm: Dây gắm – “thảo dược quý” của núi rừng ban tặng
Cây dây gắm được dùng dưới dạng thuốc sắc, đắp ngoài hoặc ngâm với rượu với liều lượng 15 – 30g/ngày. Dược liệu này có tính bình, vị đắng, thường được nhiều người sử dụng để làm giảm đau, trị phong tê thấp, giải độc (rắn cắn, ngộ độc thực phẩm, sơn ăn da,…), đau nhức xương khớp do bệnh gút (gout, thống phong),…
Cây dược liệu gồm những cây gì – Cây mã đề
Cây mã đề (xa tiền thảo, nhả én, mã đề thảo, xa tiền sử) là loại cây thân ngắn, sống lâu năm và cao khoảng 10 – 15cm. Trong dân gian, người ta thường thu hoạch lá mã đề sau khi trồng từ 7 – 8 tháng và lấy hạt sau khi quả đã chín.
Xem thêm: Cây mã đề và 7 công dụng không thể bỏ lỡ
Theo GS Đỗ Tất Lợi (cuốn Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam), tác dụng nổi bật nhất của thảo dược này là lợi tiểu (uống nước sắc mã đề giúp nước tiểu trong hơn, tăng lượng urê, muối). Mã đề rất giàu dược tính, có công dụng chữa ho (trừ đờm), hỗ trợ điều trị hiệu quả huyết áp cao, chống độc, làm dịu vết côn trùng cắn, chữa các bệnh về thận, khi được tán bột đắp ngoài da giúp giảm viêm và trị mụn.
Cây dược liệu gồm những cây gì – Dây thìa canh
Khi thắc mắc cây dược liệu gồm những cây gì thì không thể không nhắc đến dây thìa canh. Thảo dược này được tìm thấy ở Việt Nam vào năm 2006, là loại dây leo cao 6 – 10m và có tên gọi khác là dây muôi.
Dây thìa canh được thu hái quanh năm, dùng tươi hoặc phơi khô. Trong dây thìa canh chứa các chất như flavonoid, axit gymnemic, tanin,… có tác dụng sản xuất insulin, tăng độ nhạy cảm và kích thích tuyến tuỵ sản xuất insulin. Từ đó giúp làm giảm lượng đường trong máu và hạn chế các biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra.
Bên cạnh đó, sử dụng dây thìa canh còn hỗ trợ giảm cân an toàn, kháng khuẩn, chống oxy hoá, giảm viêm, ngăn chặn sự hấp thu đường từ ruột đi vào máu, giảm cholesterol LDL (xấu) và triglyceride (loại chất béo phổ biến trong cơ thể người).
Xem thêm: Tất tật những điều bạn nên biết về Dây Thìa Canh
Bài viết trên đã giải đáp thắc mắc về cây dược liệu gồm những cây gì. Đây là một trong số những loại thảo dược được sử dụng nhiều trong các bài thuốc Y học cổ truyền để hỗ trợ điều trị và phòng tránh nhiều bệnh lý khác nhau. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe con người nhưng bạn vẫn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc thầy thuốc trước khi dùng bất kỳ một loại dược liệu nào nhé!