Bồ công anh là một loại cỏ dại, khá phổ biến ở nước ta nhưng có lẽ nhiều người còn chưa biết loại cỏ này đã được sử dụng từ lâu trong y học cổ truyền, là vị thuốc đa tác dụng. Vậy tác dụng của bồ công anh là gì? Sử dụng nó như thế nào? Cùng xem nhé.
1. Hình ảnh cây bồ công anh
Bồ công anh có một số tên khác thường dùng như: Diếp dai, lục anh, bồ anh, phù công anh… Cây thuộc họ Cúc (Asteraceae).
Cây bồ công anh tiếng anh là Dandelion. Hoa của nó có tên Dandelion flower.
1.1. Cây bồ công anh mọc ở đâu?
Bồ công anh là một loại cỏ dễ trồng, có thể thấy ở nhiều nơi trên thế giới như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Philipin…. Ở Việt Nam cây thường mọc hoang ở các vùng núi cao như Sapa, Đà Lạt hay Tam Đảo…
1.2. Phân loại và đặc điểm hình thái
Theo cuốn Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS.TSKH Đỗ Tất Lợi, có 3 loài bồ công anh khác nhau.
Cây bồ công anh Việt Nam
- Tên gọi thường dùng khác: Diếp dại, bồ cóc, diếp trời…
- Tên khoa học: Lactuca indica
- Thuộc họ Cúc Asteraceae
- Đặc điểm: Thân thẳng, cao khoảng 1m. Lá chia nhiều thùy, mép có răng cưa và không có cuống lá. Cụm hoa hình đầu màu vàng, có loại tím.
- Loại bồ công anh này có hàm lượng thuốc thấp, thường thu hái cành lá vào khoảng tháng 6 – 7 hàng năm.
Cây bồ công anh Trung Quốc
- Tên khoa học của cây: Taraxacum offcinal Wig (Taraxacum dens-leonis Desf.), Asteraceae
- Cây còn được gọi với cái tên bồ công anh lùn.
- Đặc điểm: Cây cỏ cao khoảng 20 – 40cm. Lá mọc thành hoa thị ở gốc. Phiến lá chia nhiều thùy nhỏ. Hoa màu vàng, khi già ra quả có lông màu trắng xếp thành hình cầu.
- Đây là loài bồ công anh được dùng làm thuốc phổ biến nhất. Thường thu hoạch vào giữa mùa hè.
Cây bồ công anh chỉ thiên
- Cây có tên khoa học là Elephantopus scaber
- Còn được gọi với tên khác: Cúc chỉ thiên, chân voi nhám, cỏ lưỡi mèo…
- Loại này không có tác dụng chữa bệnh.
2.3. Thu hái và chế biến
Ở đây đề cập chủ yếu tới loài bồ công anh Trung Quốc. Vào tháng 4 – 5 là thời điểm cây có vị đắng nhiều nhất – chất được cho là có tác dụng chính của cây – do vậy thường thu hái trong thời gian này. Có thể thu hái toàn cây. Nên chọn những cây có thân, cành màu tím là tốt nhất.
Sau khi thu hái, đem về rửa sạch, phơi khô trong bóng râm.
2.4. Bảo quản bồ công anh
Bồ công anh sau khi phơi khô nên được bảo quản trong các túi nilon kín, để nơi cao ráo thoáng mát. Tránh những nơi ẩm mốc hay mối mọt.
Xem thêm: Dây thìa canh
2.5. Thành phần hóa học của bồ công anh
Trong bồ công anh có nhiều thành phần có tác dụng dược lý như:
- Inulin, Pectin, Choline, Taraxasterol…
- Các loại đường glucose, fructose,…
- Protein
- Các vitamin: A, B6, C, K, E, beta carotene…
- Một số khoáng chất: Canxi, sắt, đồng, magie….
3. Vị thuốc bồ công anh trong Đông y
Từ lâu, bồ công anh đã được sử dụng là một thành phần trong các bài thuốc cổ phương. Hãy cùng nghiên cứu vị thuốc này theo quan điểm y học cổ truyền nhé.
3.1. Tính vị, quy kinh
Theo sách ghi lại, bồ công anh có vị ngọt, hơi đắng, tính hàn. Quy vào các kinh can, vị.
3.2. Công năng, chủ trị
Công năng hay tác dụng: thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm tán kết.
Chủ trị: Mụn nhọt sang lở, tắc tia sữa, các trường hợp viêm nhiễm (tuyến vú, đường tiết niệu)
3.3. Liều lượng
Dùng uống: Dùng 8 – 30g, sắc uống, thường phối hợp với các vị dược liệu khác.
Dùng ngoài da: Bồ công anh giã nát, đắp ngoài vào nơi sưng đau. Dùng theo nhu cầu.
3.4. Cách dùng
Ngày nay, bồ công anh được sử dụng rộng rãi trong đời sống không chỉ với mục đích điều trị mà còn với mục đích làm thực phẩm.
Làm thực phẩm
- Rau bồ công anh xào
Bạn có biết rau bồ công anh xào tỏi là một món ăn rất ngon và tốt cho sức khỏe.
Thực hiện rất đơn giản. Bạn chỉ cần phi thơm tỏi rồi cho rau bồ công anh đã rửa sạch vào xào, nêm gia vị vừa ăn. Chỉ sau vài phút bạn đã có thể thưởng thức rồi.
- Dùng bồ công anh làm nước sốt
Có thể sử dụng bồ công kết hợp với ngò để làm nước sốt, hỗ trợ cơ thể thải độc
- Bồ công anh dùng làm nguyên liệu món salad
Bạn có thể dùng bồ công anh với bông cải xanh, trứng… để làm món rau trộn. Món ăn giúp bổ sung xơ và các chất dinh dưỡng cho hoạt động hàng ngày của cơ thể.
Trà bồ công anh
- Trà hoa bồ công anh
Cho vài bông hoa bồ công anh vào ấm, thêm nước sôi, đậy nắp, đợi khoảng 5 phút là có thể dùng. Có thể thêm chút mật ong hoặc đường để dễ uống.
- Trà bồ công anh dùng lá
Lá bồ công anh tươi hoặc khô đều có thể sử dụng để hãm trà. Nếu thích uống ngọt bạn có thể thêm chút đường hoặc mật ong.
Trà rễ cây bồ công anh
Rễ bồ công anh kết hợp với thảo quả và vài lát gừng, đun sôi trong khoảng 5 – 10 phút. Đem lọc lấy nước uống. Tùy khẩu vị có thể dùng thêm đường hoặc mật ong. Dùng rất tốt, đặc biệt vào mùa đông.
3.5. Độc tính
Cũng như những dược liệu khác, mặc dù có nhiều tác dụng tốt nhưng bồ công anh cũng có một số tác dụng phụ như chán ăn, buồn nôn, viêm da dị ứng, viêm da tiếp xúc…
Trong quá trình sử dụng cần chú ý thận trọng, không nên lạm dụng quá nhiều.
4. Tác dụng chữa bệnh tuyệt vời của bồ công anh
Bồ công anh chữa bệnh gì? Có lẽ bạn sẽ phải bất ngờ với những tác dụng dưới đây của loài cây này.
4.1. Bồ công anh điều trị bệnh tiểu đường – Tác dụng nổi bật nhất
- Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường là do tụy không sản xuất đủ lượng insulin cần thiết hoặc các tế bào không sử dụng insulin đúng cách.
- Trà bồ công anh giúp kích thích quá trình sản xuất insulin của tụy, giữ đường máu của bệnh nhân tiểu đường ổn định ở mức thấp.
- Vào năm 2016, các nhà nghiên cứu đã đưa ra đề xuất cho rằng các đặc tính chống tăng đường huyết, chống oxy hóa và chống viêm của bồ công anh có thể giúp điều trị bệnh đái tháo đường type 2.
Tin liên quan
4.2. Bồ công anh chữa tắc tia sữa
20g lá bồ công anh khô đun lấy nước uống hàng ngày hoặc 40g lá bồ công anh tươi rửa sạch, giã nát với ít muối, vắt lấy nước uống còn bã đắp vào nơi sưng đau. Dùng 2 đến 3 lần sẽ đỡ.
4.3. Chữa viêm loét dạ dày, tá tràng
- Bài thuốc: 20g lá bồ công anh khô, 10g lá khổ sâm, 15g lá khôi đem đun sôi trong 300mL nước, uống trong ngày.
- Dùng liên tục trong 10 ngày.
4.4. Lá cây bồ công anh trị mụn
- Trong bồ công anh có chứa nhiều chất có tác dụng chống viêm và chống oxy hóa tốt nên được dùng để đẩy mụn và làm sáng da rất hiệu quả.
- Bạn lấy 20g bồ công anh, thương nhĩ tử, lá dâu mỗi loại 12g và 6g cam thảo đun lấy nước, uống thay nước lọc hàng ngày.
4.5. Bồ công anh có tác dụng hỗ trợ điều trị Ung thư
- Bồ công anh có chứa hàm lượng cao chất chống oxy hóa beta-carotene. Nghiên cứu cho thấy các carotenoid như beta-carotene đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm tổn thương tế bào.
- Ngoài ra, trong hoa bồ công anh cũng có hàm lượng đáng kể các chất chống oxy hóa polyphenol.
4.6. Điều trị ăn uống kém tiêu, táo bón, cung cấp nhiều chất xơ
Trong bồ công anh có chứa chất xơ Inulin giúp cải thiện tình trạng táo bón, khó tiêu. Lấy 15g lá bồ công anh khô đun sôi lấy 200mL. Uống liên tục trong 4-5 ngày để thấy cải thiện.
4.7. Bồ công anh trị bệnh gout
Các nghiên cứu cho thấy, rễ bồ công anh chứa một lượng lớn amino acid kynurenic và sesquiterpene lactones. Khi vào cơ thể chúng có tác dụng giúp kháng viêm, giảm cơn đau nhức, sưng tấy, nóng đỏ tại các khớp bị gout tấn công.
Tin liên quan
4.8. Một số tác dụng khác
- Lợi tiểu, chữa viêm bàng quang
- Bảo vệ xương
- Bảo vệ gan
- Nguồn cung cấp vitamin A, K dồi dào
5. Cây bồ công anh bán ở đâu? Giá bao nhiêu?
Do có nhiều tác dụng tốt nên hiện nay bồ công anh được bán nhiều tại các cửa hàng, các chợ và quầy thuốc nam…Giá bán bồ công anh dao động trong khoảng từ 50.000 cho đến 95.000/ 1kh tùy thuộc vào từng cửa hàng.
6. Đối tượng sử dụng cây bồ công anh
Dựa trên tác dụng của nó, bồ công anh phù hợp cho các đối tượng:
- Người bị tiểu đường
- Người bị đau dạ dày, viêm ruột thừa.
- Bệnh nhân ung thư.
- Người ăn uống chậm tiêu, táo bón.
- Người bị mụn nhọt, lở loét.
- Phụ nữ bị tắc tia sữa.
- Người bình thường muốn tăng sức đề kháng miễn dịch cho cơ thể.
7. Một số lưu ý khi dùng bồ công anh
Như đã nói ở trên, ngoài những tác dụng tuyệt vời mà bồ công anh đem lại thì nó cũng gây ra một số tác dụng không mong muốn. Do đó trong quá trình sử dụng cần hết sức lưu ý.
7.1. Những đối tượng không nên dùng bồ công anh
- Phụ nữ có thai và cho con bú, trẻ nhỏ.
- Người mẫn cảm với bồ công anh.
- Bệnh nhân huyết áp cao, suy tim.
- Người bị hội chứng ruột kích thích, tắc nghẽn ống mật, tắc ruột,…
7.2. Kiêng kỵ khi sử dụng bồ công anh
- Không có thấp nhiệt ung độc kỵ dùng.
- Ung thư thuộc hư hàn âm cấm dùng.
Như vậy bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích về cây bồ công anh cũng như tác dụng, cách dùng và đối tượng sử dụng loại cây này. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp những thắc mắc của bạn.