Trang chủ » Dược liệu xanh » Cao ngựa – Dược phẩm quý của y học có tác dụng chữa bệnh

Cao ngựa – Dược phẩm quý của y học có tác dụng chữa bệnh

  • Ngày đăng: 30-05-2021

Cao ngựa được biết đến như dược phẩm quý của y học, có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe. So với cao khỉ và cao hổ thì cao ngựa lại có những công dụng sức khỏe đặc biệt cho cả đàn ông và phụ nữ mà khó có loại cao nào có thể bì được. Vậy cao ngựa có những tác dụng gì, nó có thực sự tốt như vậy không ? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Hình ảnh cao ngựa
Hình ảnh cao ngựa

Tổng quan về cao ngựa

Phân biệt các loại cao ngựa như thế nào ?

Do nguyên liệu nấu cao là xương của loài ngựa và cách nấu cao như thế nào mà ta phân chia thành các cao ngựa khác nhau như :

  • Cao ngựa kim (ngựa vàng).
  • Cao ngựa đen (ngựa ô).
  • Cao ngựa màu (nhiều màu kết hợp).
  • Cao ngựa trắng (ngựa ô).

Theo như đông y thì ta sẽ thấy  cao ngựa bạch được coi là loại cao tốt nhất (loại ngựa trắng từ đầu đến đuôi).Nhưng thực tế thì ta thấy chưa có công trình nào chỉ ra rằng hàm lượng dưỡng chất của cao ngựa bạch cao hơn các loại ngựa khác. 

Xem thêm: Cao gắm chữa bệnh gout

Nấu cao ngựa như thế nào ?

Nếu theo như cách truyền thống sẽ cần đến 7 ngày 7 đêm và thêm 1 ngày để cô cao, có thể nói là nấu cao ngựa mất khá nhiều thời gian. Tương tự giống như cao khỉ, cao hổ, cao hươu, cao ngựa cũng nấu như thế. 

Ta sẽ lọc sạch hết thịt ở cao ngựa, để thuận tiện hơn hãy ngâm trong nước sôi đến khi nguội sẽ rút ngắn thời gian làm sạch. Sau đó ta sẽ phơi khô xương cho trắng và 1 kg cao ngựa thường sẽ cần 10 kg xương ngựa.

Tiếp theo ta sẽ tiến hành nấu cao. Ta sẽ dùng 3 chiếc nồi: nồi cô cao, nồi tiếp nước sôi và nồi đựng xương nấu cao. Khi nấu cao, ta cần giữ lửa cháy liên tục và tránh để xương hở, cần tiếp nước thường xuyên.

Khi sang ngày thứ 3, ta sẽ dùng ống tre múc nước cốt sang nồi cô cao rồi ta cho nước sôi vào nồi xương để nồi được đun sôi. Thực hiện liên tiếp quy trình này đến lần thứ 7, tuy nhiên sau đó chỉ cách 24h bạn có thể múc nước cốt 1 lần để chuyển sang nồi cao.

Người nấu cần liên tục khuấy đều cho đến khi cao dẻo quánh lại rồi đổ ra khuôn và chia thành từng miếng nhỏ 100gam hay 50gam tùy nhu cầu sử dụng.

Sau khi nấu cao xong, nếu là nguyên chất, sản phẩm sẽ có màu nâu vàng hay cánh gián. Nếu có thêm một số vị thuốc đông y thì cao có màu nâu hồng hoặc màu nâu đen, còn nếu là cao ngựa toàn tính sẽ có màu cao khá nhạt.

Cao ngựa có những giá trị dinh dưỡng nào ?

Cao ngựa có nhiều thành phần dinh dưỡng quan trọng, quý giá với sự phát triển, hoạt động của cơ thể con người.

Cao ngựa có 17 loại axit amin thiết yếu như Lysine, Methionine, Arginine, Histidine, Leucine, Isoleucine, Valine, Threonine, Tryptophan, Phenylalanine… Đồng thời còn là các loại muối khoáng, nguyên tố vi lượng, keratin, protein và vitamin. 

Tác dụng của cao ngựa 

Cao ngựa có những tác dụng gì ?
Cao ngựa có những tác dụng gì ?

Cải thiện sức khỏe xương khớp 

Trong  cao ngựa chứa một lượng lớn keratin, photpho và canxi cao hơn đa số các thực phẩm khác. Những thành phần này rất quan trọng trong việc tạo nên cấu trúc của xương, giúp xương chắc khỏe và phòng ngừa loãng xương.

Ngoài ra, trong thành phần cao ngựa có chứa một thành phần là acid condroietin sulfuric – hoạt chất giúp tăng hoạt động của xương khớp qua việc làm giảm sự tổn thương khớp, giảm sự bào mòn, nhờ vậy mà cải thiện các bệnh lý về xương khớp.

Do đó, cao ngựa có khả năng cải thiện một số bệnh lý về xương khớp nên khi nhắc đến tác dụng của cao ngựa, không thể không nói đến tác dụng này.

Cao ngựa giúp tăng cường sự phát triển ở trẻ nhỏ 

Trong cao ngựa chứa nhiều loại axit amin và vitamin có thể giúp bảo vệ cơ thể của trẻ khỏi sự tấn công của vi khuẩn và các yếu tố gây bệnh. Ngoài ra còn giúp cải thiện tình trạng thấp còi, nhẹ cân do suy dinh dưỡng gây ra. 

Cao ngựa giúp thúc đẩy sự phát triển của trẻ nhỏ
Cao ngựa giúp thúc đẩy sự phát triển của trẻ nhỏ

Có thể nói trẻ nhỏ là một đối tượng rất cần được quan tâm và bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để phát triển cả về thể chất và trí tuệ. Vì vậy, ta cần bổ sung đúng cách và đúng liều lượng cao ngựa thường xuyên cho trẻ nhỏ sẽ giúp tăng cường sự phát triển của trẻ.

Cao ngựa giúp bồi bổ cơ thể tốt hơn

Trong cao ngựa có 17 loại axit amin và các vitamin, khoáng chất khác nhau rất bổ ích đối với sức khỏe con người. Vì thế mà những người bị suy nhược cơ thể do ốm, sốt, mắc bệnh, già yếu… nên sử dụng cao ngựa để bồi bổ lại cơ thể của mình, giúp tăng cường sinh lực và thể lực tốt hơn. 

Cao ngựa đem lại lợi ích tốt cho phụ nữ mang thai và cho con bú

Ngoài trẻ em thì phụ nữ đang mang thai hay là cho con bú cũng cần phải được bổ sung dưỡng chất để có thể nuôi thai nhi hoặc tăng dinh dưỡng cho sữa mẹ giúp trẻ phát triển. 

Ở trong cao ngựa chứa nhiều canxi, đạm và axit amin có thể lấp đầy khoảng thiếu hụt về dinh dưỡng trước và sau thai kỳ. 

Cao ngựa tốt cho phụ nữ có thai và cho con bú
Cao ngựa tốt cho phụ nữ có thai và cho con bú

Cao ngựa cải thiện giấc ngủ ngon hơn

Hàm lượng Tryptophan trong cao ngựa có tác dụng an thần, cải thiện giấc ngủ tốt hơn, giảm thiểu tình trạng mệt mỏi do bị mất ngủ thường xuyên. Nó còn giúp não ta thư giãn hơn, giảm stress trong công việc hơn.

Cao ngựa giúp ổn định đường tiêu hóa và điều trị bệnh dạ dày 

17 axit amin khác nhau trong cao ngựa có khả năng chống lại sự oxy hóa, tiêu diệt các gốc tự do và vi khuẩn gây hại cho hệ tiêu hóa, đặc biệt là dạ dày.Chúng giúp tiêu hóa ta được tốt hơn và ngăn ngừa các bệnh về dạ dày. 

Cao ngựa giúp sinh lý được cải thiện hơn

Do cao ngựa có tính mát, giúp tăng cường sinh lực, lại giàu sắt, kẽm và photpho giúp ích khí và tăng sản sinh nội tiết tố sinh dục trong cơ thể nên nó rất tốt cho cả nam và nữ. 

Cao ngựa nếu như sử dụng đúng liều lượng thường xuyên sẽ cải thiện khả năng sinh lý ở nam và nữ hiệu quả.

Cao ngựa giúp làm giảm mỡ máu 

Trong cao ngựa có hàm lượng cao lysine, arginine, flavonoid,… có khả năng trung hòa cholesterol xấu, có hại. Vì thế, cao ngựa có khả năng giảm đáng kể lượng cholesterol dư thừa trong máu dẫn đến hàng loạt các vấn đề về bệnh tim mạch, bệnh mạch vành, gan nhiễm mỡ,.. Nhờ đó, mỡ máu trong cơ thể sẽ được giảm thiểu đảm bảo an toàn cho sức khỏe, giúp giảm cân kể cả ở những người bị bệnh tiểu đường type 2.

Cao ngựa có sử dụng cho người bệnh gout không ?

Cao ngựa có tốt cho người bệnh gout không ?
Cao ngựa có tốt cho người bệnh gout không ?

Những người bệnh gout không nên sử dụng cao ngựa vì trong cao ngựa, hàm lượng protein khá cao, chiếm đến 70%. Nếu không, hàm lượng protein cao sẽ làm tăng tình trạng đau nhức ở người mắc gout cấp tính.

Tuy nhiên, sau khi bệnh nhân qua cơn đau cấp tính có thể sử dụng 5 gam cao ngựa mỗi ngày để tăng cường sức khỏe, bồi bổ cơ thể.

Cách sử dụng cao ngựa 

Ta có thể ăn trực trực tiếp cao ngựa giống như ăn các loại thực phẩm thông thường. Ta có thể trộn cao ngựa cùng với cơm, cháo hoặc thức ăn để sử dụng trong mỗi bữa ăn.

Cách ngâm rượu cao ngựa 

Nguyên liệu : 100g cao ngựa, 1 lít rượu trắng 40 độ và 1 bình dày có nắp đậy

Cách thực hiện :

Cao ngựa thái thành những lát mỏng rồi ta xếp vào bình rồi đổ rượu cho ngập cao ngựa và đóng kín lại.

Nên dùng mỗi ngày 20 – 30 ml trong bữa ăn, nên kiên trì sử dụng trong khoảng 6 – 12 tháng và không nên để quá lâu.

Cách ngâm rượu cao ngựa
Cách ngâm rượu cao ngựa

Cao rượu hấp mật ong 

Những người không uống được rượu hay không ăn được đều có thể áp dụng cách này

Nguyên liệu :

  • 1 gam cao ngựa 
  • 10ml mật ong

Cách thực hiện :

  • Cắt cao ngựa thành những miếng nhỏ
  • Hấp cách thủy cho tan ra
  • Tiếp đến ta trộn đều với mật ong sẽ được hỗn hợp mật ong cao ngựa

Đối tượng không nên dùng cao ngựa 

Tuy cao ngựa có tác dụng vô cùng có ích đối với sức khỏe, tuy nhiên không phải ai cũng có thể sử dụng cao ngựa để chữa bệnh hay bồi bổ sức khỏe. Những đối tượng dưới đây tuyệt đối không nên sử dụng cao ngựa: 

  • Trẻ em dưới 6 tháng tuổi: Trẻ em ở độ tuổi dưới 6 tháng tuổi thì cơ thể chưa có đủ chức năng trao đổi chất và đào thải, cơ thể còn yếu và chưa hoàn thiện. Mà cao ngựa lại rất giàu chất dinh dưỡng, trẻ dưới 6 tháng tuổi sử dụng sẽ dễ ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. 
  • Người bị mắc bệnh suy thận: Với những người bị suy thận, các chức năng thận đã bị suy yếu trầm trọng, nên nó không thể đào thải những chất thừa ra bên ngoài cơ thể. Cao ngựa rất giàu canxi và đạm, điều này có thể tăng gánh nặng lớn lên thận của người bệnh, khiến họ bệnh càng nặng hơn. 
Ai không nên sử dụng cao ngựa
Ai không nên sử dụng cao ngựa

Cao ngựa kỵ gì ?

Cao ngựa kiêng kị một số các thực phẩm tanh như cá, tôm,…hay một số thực phẩm có tính nóng, rau muống, nước trà đặc hay đậu xanh.

Cách bảo quản cao ngựa

Ta cần bảo quản cao ngựa ở những nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng chiếu trực tiếp và nhiệt độ cao. Đối với cao đang sử dụng, bạn nên bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.

Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn rất nhiều về tác dụng, sử dụng cao ngựa như thế nào cũng như cách phân biệt cao ngựa thật và giả. Mong rằng bạn có thể áp dụng một cách có hiệu quả và an toàn khi sử dụng cao ngựa. Hãy chia sẻ đến với mọi người nếu bạn cảm thấy thông tin này là hữu ích nhé, cảm ơn bạn rất nhiều !!

 

0832 555 828