Trang chủ » Dược liệu xanh » Cây chè dây – Đặc điểm và công dụng chữa bệnh tuyệt vời

Cây chè dây – Đặc điểm và công dụng chữa bệnh tuyệt vời

  • Ngày đăng: 30-04-2021

Cây chè dây vốn là một loại thảo dược thiên nhiên của núi rừng Việt Nam, là một loại trà thảo mộc rất tốt cho sức khỏe được người miền núi sử dụng để làm thuốc chữa bệnh đặc biệt các loại bệnh về tim mạch, viêm dạ dày giải độc thanh nhiệt cơ thể,… Vậy những đặc điểm, tác dụng nào của cây chè dây đã giúp nó có những công dụng tuyệt vời đến thế, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Hình ảnh chè dây
Hình ảnh chè dây

Tổng quan về chè dây

Tên gọi

  • Tên thường được gọi là bạch liễm, khau rẻ, chè dây leo, trà dây.
  • Tên khoa học là Ampelopsis cantoniensis, cây thuộc họ Nho.

Đặc điểm

  • Cây thuộc dạng thân leo, nên thường quấn vào các cây cổ thụ to hơn để sống. Cây dài trung bình khoảng 1-2 mét, các tua bám vào các cây khác nên cây rất chắc chắn.
  • Lá chè được mọc từ các đốt của thân theo kiểu lá chét. Lá dài, bản to khoảng 8-10 cm, răng cưa to ở hai mép lá, viền lá có màu tím sẫm. Mặt lá trên nhẵn bóng, màu hơi xanh nhạt. Khi lá còn non thì lá có màu hơi tía nhưng khi bắt đầu trưởng thành, lá sẽ có màu xanh đậm.
  • Hoa chè dây có màu trắng, mọc từ đốt của thân thành từng cụm, có kích thước nhỏ và thường nở vào tháng 6.
  • Quả của nó có màu đen hơi si gỗ , đỏ tía giống màu lá non, thường ra vào đầu mùa thu.

Nơi phân bố 

  • Trên thế giới, chè dây xuất hiện nhiều ở Indonexia, Trung Quốc, Lào, Ấn Độ,…
  • Ở Việt Nam, trước kia chè dây thường được mọc hoang dã ở các miền núi đặc biệt là vùng núi phía Bắc như Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang,… Tuy nhiên, ngày nay do loài cây này dần tuyệt chủng nên chúng được trồng theo quy hoạch ở một số địa phương.

Bộ phận dùng 

Chè dây được dùng phần trên mặt đất.

Thành phần hóa học 

Chè dây chứa flavonoid, tanin, đường, không có alcaloid, saponin trong đó hàm lượng flavonoid toàn phần chiếm 18,15%, flavonoid tồn tại dưới 2 dạng : aglycon và glycosid.

Thu hái, chế biến và bảo quản cây chè dây 

  • Chè dây được người dân thu hái vào khoảng tháng 4 đến tháng 10 hàng năm. Người ta thường hái cả lá và dây về để sử dụng.
  • Chè dây được chế biến với quy trình khép kín và nghiêm ngặt, sử dụng nước ozon ngâm rửa khi còn tươi rồi mới chế biết theo 2 cách sau. Cách 1 là ngâm lá chè tươi với nước ozon, rửa sạch sau đó sấy khô. Cách 2 là ngâm lá tươi với nước ozon, rửa sạch, rồi ủ sau đó phơi.
  • Bảo quản chè dây ở nơi thoáng mát, tránh mốc, mọt.
Người dân miền núi thu hái chè
Người dân miền núi thu hái chè

Dược tính và tác dụng chữa bệnh của chè dây

Dược tính

  • Theo Đông y, chè có tính mát, vị đắng thiên ngọt nên có tác dụng diệt khuẩn, giảm đau và làm liền sẹo.
  • Thành phần tanin, flavonoid là những chất chống oxy hóa mạnh. Chúng không nhỉ có tác dụng diệt khuẩn, tiêu viêm mà còn ngăn cản sự hình thành các tế bào ác tính trong cơ thể.
  • Trong cây còn có 2 thành phần quan trọng cho sự sống của cơ thể là Rhamnese và Glucase nhờ đó giuos tăng cường sức đề kháng, nâng cao phòng chống dịch bệnh và hệ thống miễn dịch.

Chè dây có tác dụng chữa bệnh đau dạ dày

  • Đau dạ dày thường xuyên là do vi khuẩn có hại gây nên, chúng ăn mòn và gây viêm khiến dạ dày xuất hiện các vết loét to, lan rộng ra nhiều.
  • Việc sử dụng chè dây giúp điều trị bệnh rất tốt. Trong thành phần chè dây là các chất chống viêm và diệt khuẩn một cách tự nhiên, không gây ảnh hưởng đến chức năng của dạ dày cũng như gây hại đến dạ dày.

Chè dây giúp điều trị mụn nhọt, mẩn ngứa

  • Chè bảo vệ gan, thanh lọc gan giúp gan được bảo vệ, quá trình thanh lọc tốt hơn, ngăn tình trạng thải độc gan qua da khiến cơ thể bị mụn ở các vùng da như lưng, mặt.
  • Chè cũng khiến cơ thể được ổn định, giúp đẩy nhanh sự tiêu hủy các lốt mụn nhọt, mẩm ngứa do dị ứng hay tiết tố cơ thể bị thay đổi.

Chè dây chữa viêm lợi, nhiệt miệng

Chè có tính diệt khuẩn, giúp tăng cường canxi cho răng chắc khỏe, đồng thời tiêu diệt những vi khuẩn gây hại cho răng miệng, viêm nhiệt miệng do nóng,…

Các tác dụng khác

  • Chè dây giúp ổn định thần kinh, chữa chứng mất ngủ.
  • Chè dây giúp ổn định huyết áp.
  • Chè giúp ổn định dịch trong dạ dày.
Uống chè dây trước khi đi ngủ giúp người dùng ngủ ngon giấc hơn
Uống chè dây trước khi đi ngủ giúp người dùng ngủ ngon giấc hơn

Cách sử dụng chè dây dùng để chữa bệnh

  • Lấy 60-70 gram chè sau đó bỏ chè vào ấm.
  • Cho khoảng 1 lít nước đun sôi vào ấm và lắc nhẹ ấm để nước tưới đều vào chè, sau đó đổ nước này đi.
  • Cho 1 lít nước sôi vào ấm , đợi khoảng 10 phút để chè ngấm và sử dụng.
  • Có thể dùng chè lúc nóng hoặc nguội , bỏ tủ lạnh cũng được.

Các bài thuốc chữa bệnh của chè dây

Có nhiều bài thuốc về chè dây để chữa một số bệnh thường gặp. Dưới đây là các bài thuốc hay được sử dụng về chè dây.

Bài thuốc chữa đau dạ dày

  • Cách thực hiện rất đơn giản như sau : Mỗi ngày các bạn lấy khoảng 40-50 gram chè dây đã được phơi khô hoặc sấy khô đem sắc lấy nước uống. Nếu không có thời gian có thể hãm nước cũng được.
  • Với bài thuốc này các bạn nên kiên trì thực hiện trong vòng 30 ngày sẽ cảm nhận được hiệu quả rõ rệt.

Bài thuốc chữa đau nhức xương khớp

  • Cách thực hiện : Đem rửa các lá tươi loại bánh tẻ của chè dây thật sạch rồi lấy vải bọc kín các lá này rồi lại hơ nóng. Tiếp đến, đắp lên vùng xương khớp bị đau nhức trong vòng 30 phút.
  • Thực hiện đều đặn mỗi ngày 2-3 lần, sau một thời gian bạn sẽ cảm thấy dễ chịu và các cơn đau giảm hẳn.

Bài thuốc giúp an thần, chữa mất ngủ

  • Cách thực hiện: Lấy 50-60 g chè dây khô, sắc với 4 bát nước đầy, nấu cạn còn một bát thì lấy ra uống. Ta sử dụng trước khi ngủ sẽ giúp định thần, ngủ ngon hơn.
Chè dây được dùng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh
Chè dây được dùng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh

Bài thuốc phòng chống bệnh ký sinh trùng sốt rét

Nguyên liệu chuẩn bị cho một thang thuốc sắc như sau

  • Chè dây : 60 gram
  • Rễ xoan : 12 gram
  • Lá hồng bì : 60 gram
  • Lá tía tô, lá đại bì, cây với : mỗi loại 12 gram

Cách thực hiện

  • Các bạn mang nguyên liệu trên rửa cho thật sạch, sau đó dùng dao thái nhỏ rồi đem phơi dưới bóng râm.
  • Khi đã khô thì cho vào nồi sắc thuốc có sẵn 400 ml. Đun đến khi sôi thì hạ nhỏ lửa và đun tiếp khoảng 15 phút để các dưỡng chất trong dược liệu ngấm vào nước.
  • Gạn lấy phần nước thuốc và sử dụng hết trong ngày.

Tác dụng phụ của chè dây

  • Chè dây sẽ hoàn toàn không tác dụng phụ khi người dùng tuân thủ đúng cách sử dụng thì chè dây sẽ không gây ra bất kỳ một biến chứng nào.
  • Tác dụng phụ chỉ xảy ra khi người dùng sử dụng quá liều lượng cho phép hoặc mua phải chè dây kém chất lượng, chè dây giả.
  •  Uống quá liều sẽ dẫn đến tình trạng lơ mơ, hôn mê, rối loạn chức năng gan nặng và tan máu nghiêm trọng.

Lưu ý khi sử dụng chè dây

Đối tượng sử dụng chè dây

  • Bệnh nhân viêm dạ dày do nhiễm khuẩn HP, viêm loét dạ dày, hành tá tràng.
  • Người bị suy nhược thần kinh, ngủ không ngon giấc, đau rát hạ vị và thượng vị.
  • Người thường xuyên bị đầy hơi, ợ chua, có cảm giác khó chịu khi đói bụng hoặc lúc ngủ trưa.
  • Người bị nóng gan, mụn nhọt, da dẻ xanh xao
  • Người làm việc trí óc nhiều, dẫn đến căng thẳng đầu óc
  • Người bị viêm họng cấp, viêm thận cấp, viêm abidan cấp.
  • Mọi người bình thường vẫn có thể sử dụng chè dây làm thức uống hằng ngày, không chỉ để phòng ngừa bệnh tật mà còn tăng cường sức khỏe đề kháng.

Chè dây có dùng cho phụ  nữ có thai và cho con bú không?

Đối tượng này nên hạn chế với việc sử dụng chè dây vì nó có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của trẻ sơ sinh. Bạn có thể dùng chè vằng, chè dưỡng nan cho đối tượng này.

Chè dây có dùng cho trẻ nhỏ không?

Tuy chè dây vị hơi khó uống nhưng rất tốt nhưng nếu dùng liều lượng nhiều có thể khiến trả em bị say, nôn ói,…Tuy nhiên nếu trẻ bị đau đầu do va đập, say nắng , co giật,.. có thể dùng một lượng nhỏ cho trẻ uống giúp định thần trẻ rất nhiều, có thể cho thêm chút đường hay mật ong để trẻ dễ uống hơn.

Những lưu ý khi dùng chè dây

  • Không nên uống chè ngay sau khi ăn mà phải đợi ít nhất 25-30 phút sau mới được sử dụng.
  • Mỗi người chỉ nên dùng tối đa 70 gram/ngày.
  • Chỉ nên sử dụng chè dây sạch, đảm bảo xuất xứ và nguồn gốc rõ ràng nhằm mang lại kết quả tốt nhất.
  • Chỉ sử dụng nước sắc chè dây trong ngày , nếu để qua đêm thì chè có thể bị nhiễm khuẩn, gây ra nhiều độc tố ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dùng.
  • Lá chè dây khi phơi khô có một lớp bụi trắng phủ ngoài rất khó phân biệt với nấm mốc. Vì thế ta nên biết cách bảo quản để tránh sử dụng loại chè bị hư hỏng.
Không nên uống chè dây ngay sau khi ăn
Không nên uống chè dây ngay sau khi ăn

Như vậy, bài viết trên đã giúp chúng ta tìm hiểu về đặc điểm, công dụng, cách dùng của cây chè dây và những lưu ý quan trọng khi sử dụng. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp ích cho các bạn, nếu bạn cảm thấy những thông tin này bổ ích thì đừng ngần ngại chia sẻ cho mọi người về bài thuốc dân gian hiệu quả này nhé. Cảm ơn bạn nhiều !!

0832 555 828