Trang chủ » Dược liệu xanh » Cây cỏ xước-Thực hư về những công dụng chữa bệnh tuyệt vời

Cây cỏ xước-Thực hư về những công dụng chữa bệnh tuyệt vời

  • Ngày đăng: 17-05-2021

Cây cỏ xước là một loại cây thân thảo, mọc hoang ở nhiều vùng quê nước ta.Thế nhưng không phải ai cũng biết rằng, loại cây dễ tìm, không đắt đỏ này lại có vô vàn công dụng cho sức khỏe con người, đặc biệt là điều trị các bệnh về xương khớp và tiêu viêm.Vậy cây cỏ xước có những đặc điểm và tác dụng như thế nào, chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Hình ảnh cây cỏ xước
Hình ảnh cây cỏ xước

Đặc điểm của cây cỏ xước

Tên gọi

  • Tên gọi khác: Ngưu tất, Nam ngưu tất, Hoài ngưu tất, Thổ ngưu tất, Ngưu tất nam, Bách bội,…
  • Tên khoa học cây cỏ xước: Achyranthes Aspera L
  • Thuộc họ Rau dền – Amaranthaceae

Mô tả cây cỏ xước 

  • Cỏ xước là một loại cây thân thảo với chiều cao trung bình từ 0.5-1m, thân có hình vuông và được bao phủ bởi một lớp lông mềm. Cây thuộc loại động vật thân thảo, có tuổi đời 3 đến 7 năm và rất dễ sinh trưởng trong nhiều điều kiện khí hậu.
  • Rễ cỏ xước có màu vàng, rễ chính đâm sâu xuống đất phình to, các rễ con mọc đâm lan tỏa ra xung quanh. Lá dài khoảng 5-12 cm, chiều ngang 2-4 cm. Mép lá lượn sóng, có lá bắc nhọn giống gai thường dính vào quần áo khi vô tình chạm phải .
  • Hoa cỏ xước chủ yếu nở từ tháng 6 đến tháng 8, mọc thành chùm hoa dài 20-30cm ở đầu cành hoặc kẽ lá, mọc hướng thẳng lên trên, có màu trắng hoặc xám hơi đỏ. Quả cỏ xước có dạng hình túi hoặc bầu dục, ra quả vào tháng 10, quả mỏng và chứa một hạt hình trứng dài.

Phân loại

Dựa theo cuốn “từ điển thảo mộc dược học” mà cỏ xước thường chia làm 4 loại

  • Cỏ xước lông trắng – tên khoa học là achyranthes aspera var. argentea.
  • Cỏ xước Ấn Độ – tên khoa học là achyranthes aspera var. indica.
  • Cây cỏ xước xám đỏ – tên khoa học là achyranthes aspera var. rubrofusca.
  • Cỏ xước nguyên chủng – tên khoa học là achyranthes aspera var. aspera.

Ở Việt Nam, loại cây cỏ xước phổ biến nhất là cây cỏ xước lông trắng, đây cũng là thảo dược được sử dụng nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh.

 

Cây cỏ xước lông trắng
Cây cỏ xước lông trắng

Nơi phân bố

Loại thảo dược này được tìm thấy ở hầu hết các nước châu Á, châu Phi như Việt Nam, Nhật Bản, Lào, Triều Tiên, Ấn Độ, Nepal, Philippines, Indonesia,…Cây thuốc thường mọc ở nơi có đủ ánh sáng và đất có nhiều dinh dưỡng, ẩm.

Tại Việt Nam, cây cỏ xước thường được tìm thấy ở Lào cai, Sơn La , Lai Châu…chủ yếu là giống cỏ xước lông trắng, mọc hoang ở nhiều nơi khác nhau, chỉ cần có đầy đủ ánh sáng và dưỡng chất.

Thành phần cây cỏ xước

Trong thân cỏ xước có chứa:

  • 81,9% nước
  • 9,2% glucid
  • 3,7% protid
  • 2,9% xơ
  • 2,3% tro
  • 2,6% carotene
  • 2,0% vitamin C

Trong rễ cỏ xước chứa:

  • Acid oleanolic (sapogenin)

Trong hạt cỏ xước có:

  • Acid oleanolic 1,1%
  • Hentriacontane và saponin 2%
  • Acid oleanolic
  • Saponin oligosacchari

Thu hái và chế biến

Loại cây này phát triển mạnh nhất vào tháng 2 đến tháng 10. Cây lụi tàn, chết khi chuyển qua mùa đông, khi đó các hạt cây rơi xuống mặt đất và tiếp tục nảy lộc khi đến mùa xuân.

Thảo dược được thu hái quanh năm, để sử dụng làm thuốc người dân thường lấy toàn bộ cây, đặc biệt thân và rễ cỏ xước được dùng nhiều nhất. Riêng với rễ cây, nếu dùng làm thuốc chỉ thu hoạch vào vụ đông, khi thân lá đã héo, rễ cây phình to.Sau khi thu hoạch, có thể dùng cây thuốc tươi hoặc phơi sấy khô dùng dần đều được.

Vị thuốc khô nên bảo quản trong lọ kín, để nơi khô ráo, tránh nguồn nước và môi trường ẩm ướt làm mốc.

Mùi vị

Cây cỏ xước có vị đắng, hơi chua, tính mát, không độc, , quy vào 2 kinh can và thận

Tác dụng của cây cỏ xước 

Trong Đông y, cỏ xước dùng để hoạt huyết, bổ can thận, mạnh gân cốt, tiêu ứ, điều kinh, thông tiểu, giải nhiệt. Cụ thể trong những bệnh lý như:

  • Viêm gan
  • Bầm máu
  • Nhiễm trùng thận
  • Kinh nguyệt không đều
  • Tăng cholesterol trong máu
  • Bệnh gout, đau nhức xương khớp
Các tác dụng của cây cỏ xước
Các tác dụng của cây cỏ xước

Trong y học hiện đại:

  • Chống viêm, giảm đau, tăng cường sức đề kháng
  • Kích thích tiểu tiện, giảm đường và cholesterol
  • Thúc đẩy khả năng tổng hợp protein trong cơ thể
  • Hạ áp, làm hưng phấn cơ ở tử cung (thử nghiệm với ếch)
  • Hoạt động dược lý ở động vật cho thấy chống oxy hóa, hạ đường huyết, giảm lo âu, chống động kinh

Đối tượng phù hợp với cây thuốc

Với những công dụng trên, cây thuốc này phù hợp với nhóm đối tượng:

  • Người bị bệnh xương khớp: đau mỏi, viêm khớp, thấp khớp, thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa.
  • Người mắc các bệnh sỏi ở thận, sỏi mật.
  • Người bị viêm bàng quang, bí tiểu, tiểu khó, tiểu buốt.
  • Người bị máu nhiễm mỡ, người có đường huyết tăng cao.
  • Người bị viêm thận, suy thận, vàng da, phù thũng.
  • Phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt, chu kỳ không đều, đau bụng khi đến ngày.

Các bài thuốc chữa bệnh

Cây cỏ xước chữa bệnh về viêm khớp 

Bài thuốc 1 : Dành cho người bị đau nhức xương khớp thường xuyên

Có 2 thang thuốc bạn có thể lựa chọn sử dụng như sau:

  • Thang thuốc 2: Cây cỏ xước và cỏ mực mỗi loại 30g, bạch linh 15g và ké đầu ngựa 10g.
  • Thang thuốc 2: 20g rễ cỏ xước, 15g bạch linh, 10g mỗi loại nhọ nồi và ngải cứu.

Cả hai thang thuốc trên đều đem sắc thành nước thuốc uống hết trong ngày.Nếu uống liên tục đều đặn trong 2 tháng sẽ thấy các khớp không đau sưng, các khớp dẻo dai và vận động linh hoạt hơn.

Bài thuốc 2: Chữa bệnh thấp khớp gây viêm đau và sưng

Có 2 thang thuốc dân gian mà bạn có thể lựa chọn để chữa bệnh thấp khớp như sau:

  • Thang thuốc 1: cỏ xước 40g, cỏ mực và thổ phục linh mỗi loại 20g, ngải cứu, ké đầu ngựa mỗi loại 12g. Sắc nước thuốc và uống.
  • Thang thuốc 2: phục linh 20g; cỏ xước, nhọ nồi và cây cứt lợn mỗi loại 16g; ngải cứu và thương nhĩ tử mỗi loại 12g. Sắc 3 lần nước và trộn chung với nhau, chia thành 3 phần uống trong ngày.

Cả hai bài thuốc đều dùng liên tục trong ít nhất 10 ngày.

Bài thuốc 3: Điều trị viêm đa khớp dạng thấp

Có 2 thang thuốc được sử dụng phổ biến sau:

  • Thang thuốc 1: 20g rễ cỏ xước đã sao với rượu trắng, 16g tầm gửi, 12g mỗi loại gồm sâm nam, tần giao, độc hoạt, quế chi, vân quy, phòng đẳng sâm, bạch thược, 6g tế tân. Sắc nước thuốc dùng liên tục trong 1 tuần.
  • Thang thuốc 2: 20g cỏ xước, 16g mỗi loại gồm dây đau xương, tang ký sinh, 12g mỗi loại gồm thục địa, đẳng sâm, độc hoạt, đương quy, thục địa, tần giao, bạch thược, 8g mỗi loại quế chi, xuyên khung, 6g mỗi loại tế tân, cam thảo. Một thang sắc thuốc chia 3 lần, liên tục trong 10 – 20 ngày.
Cây cỏ xước chữa các bệnh về viêm khớp
Cây cỏ xước chữa các bệnh về viêm khớp

Cỏ xước giúp điều trị bệnh gout

Người bệnh có thể lựa chọn trong 2 thang thuốc sau để chữa bệnh gout rất tốt:

  • Thang thuốc 1: Chuẩn bị lá tất bát, cỏ xước, rễ bưởi bung, rễ cẩu trùng vĩ, sau đó thái nhỏ, bắc chảo sao vàng. Dùng 4 bát con nước sắc thuốc cho đến khi còn khoảng 2 bát, chia uống trong ngày.
  • Thang thuốc 2: 20g rễ cỏ xước, 15g mỗi loại lá lốt, rễ vòi voi, rễ bưởi bung. Các vị thuốc rửa sạch và thái nhỏ, sao vàng trên bếp sau đó hãm lấy nước uống trong ngày.

Để có hiệu quả giảm đau, hết sưng khớp khi bị gout, người bệnh nên kiên trì uống trong ít nhất 7 – 10 ngày.

Điều trị tăng huyết áp, tăng cholesterol máu, tránh xơ vữa thành mạch và nhồi máu cơ tim

Bài thuốc 1: Người bị huyết áp cao

  • Thang thuốc gồm có : 16g cỏ xước, 20g cỏ mực, 16g đương quy, 12g hạt muồng đã sao vàng, 12g hy thiêm, 10g nấm mèo.
  • Sau khi sắc nước thuốc thì chắt nước thuốc riêng, uống thuốc cùng với bã nấm mèo.

Mỗi ngày uống 3 lần, dùng liên tục trong 1 tháng để ổn định huyết áp.

Bài thuốc 2: Trị máu nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp

  • Thang thuốc gồm có: 16g mỗi loại cỏ xước, 20g hạn liên thảo,đương quy, 12g mỗi loại hạt lạc giời, cây cứt lợn, xuyên khung, 10g nấm mèo.
  • Các vị thuốc sắc chung với nhau, chia thành 3 phần uống liên tục trong 1 tháng.

Bên cạnh đó, người bệnh có thể uống nước hãm từ cỏ xước trong khoảng 1 – 2 tháng để điều trị huyết áp cao, tăng cholesterol trong máu, an thần, ngủ sâu và ngon giấc.

Bài thuốc 3: Chữa bệnh huyết áp cao, xơ vữa thành mạch, tăng cholesterol máu, nguy cơ nhồi máu cơ tim

  • Dùng 6g rễ cỏ xước phơi khô, 10 cây thành ngạnh sắc với 3 bát con nước cho đến khi cô cạn lại còn khoảng 1 bát.
  • Mỗi ngày uống 1 bát thuốc sau ăn 30 phút.

Trong 2 tháng uống bài thuốc liên tục, sau 2 tháng nếu không thuyên giảm thì nghỉ 3 ngày sau đó tiếp tục.

Cỏ xước điều trị các bệnh tiểu đường
Cỏ xước điều trị các bệnh tiểu đường

Cây cỏ xước chữa tiết niệu

Bài thuốc 1 : Cây cỏ xước chữa đái ra máu

  • Dùng 20g rễ cỏ xước, 40g củ mài sao vàng, 40g hạt sen sao vàng, bông mã đề lá trắc bách diệp sao cháy, cỏ nhọ nồi sao đen
  • Tất cả tán thành bột mịn
  • Có thể pha nước uống, ngày uống 2 lần, mỗi lần 12g

Bài thuốc 2 : Chữa tiểu tiện đau buốt

  • Dùng cỏ xước một nắm (khoảng 20g); sắc nước uống (Nam dược thần hiệu)

Bài thuốc 3 : Chữa đái đục

  • Dùng rễ cỏ xước 20g, củ mài 20g, ý dĩ 40g, rễ cỏ tranh 12g, rễ bấn trắng 12g, bông mã đề (sao) 12g; sắc nước uống trong ngày.
  • Dùng cỏ xước, lá diễn, đơn buốt mỗi thứ 30g sắc nước uống

Cây cỏ xước chữa sỏi thận, mật

Bài thuốc 1 : Chữa suy thận, phù thũng, nặng chân, vàng da

  • Dùng 30g rễ cỏ xước sao vàng, 30g mã đề cả cây, 30g cúc bách nhật cả cây, cỏ mực 30g
  • Sắc tất cả nguyên liệu trên sao cho được lượng nước vừa đủ
  • Ngày uống 2-3 lần, mỗi ngày 1 thang
  • Duy trì uống trong 7-10 ngày

Bài thuốc 2 : Cỏ xước chữa phù thũng, vàng da

  • Dùng cỏ xước, rễ cỏ tranh, bông mã đề, dây khố rách mỗi loại 20-25g
  • Rửa sạch sắc nước uống
  • Ngày uống 2 lần sáng tối

Bài thuốc 3 : Chữa vàng da do tắc mật

  • Cỏ xước 100g, 1 bộ gan lợn nấu chung với nhau cho thật nhừ.
  • Sau khi đun xong chắt lấy nước uống trong ngày.
Cỏ xước kết hợp các bài thuốc nam để chữa bệnh
Cỏ xước kết hợp các bài thuốc nam để chữa bệnh

Một số bài thuốc khác từ cây cỏ xước

Cây cỏ xước trị mụn và làm đẹp da

  • Cỏ xước rửa sạch với nước muối, xay nhuyễn.
  • Nước cốt dùng thoa lên da hoặc những nơi có mụn.
  • Mỗi lần đắp trong 30 phút, dùng 2 lần/tuần.

Chữa kinh nguyệt không đều, huyết hư

  • Rễ cỏ xước 20g, cỏ cú (tứ chế) 16g, ích mẫu 16g, nghệ xanh 16g, rễ gai 30g, sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần, uống 10 ngày.

Chữa quai bị

  • Dùng rễ cỏ xước, thêm nước và giã nát hoặc xay nhuyễn
  • Lấy phần nước súc miệng và uống trong, phần bã đắp lên chỗ sưng đau

Chữa chướng khí, mê man nguy cấp

  • Dùng 1 nắm cỏ xước khoảng 30g sắc nước uống trong ngày
Cỏ xước điều trị viêm mũi dị ứng
Cỏ xước điều trị viêm mũi dị ứng

Liều dùng 

Mỗi ngày nên dùng từ 15-30g dưới dạng thuốc sắc.

Có thể dùng ngoài da dưới dạng giã đắp.

Những lưu ý khi sử dụng cây cỏ xước:

Bên cạnh những tác dụng chữa bệnh tuyệt vời của cây cỏ xước đối với sức khỏe con người, ta cần cần ghi nhớ một vài lưu ý khi sử dụng cỏ xước dưới đây để tránh gây hại cho cơ thể và đạt hiệu quả tốt khi sử dụng dược liệu này :

  • Đối với các bài thuốc Đông Y, không nên sử dụng quá liều lượng trong 1 ngày và tuyệt đối không thêm bất kỳ vị thuốc nào vào trong bài thuốc có sẵn để tránh tác dụng phụ và mất đi tính điều trị của các bài thuốc Nam.
  • Người bị dị ứng hay mẫn cảm với bất cứ thành phần nào có trong cây thuốc thì không nên sử dụng bởi vì nếu dùng có thể gặp các phản ứng mẩn ngứa, khó thở, người bồn chồn, buồn nôn,…
  • Nam giới đang gặp tình trạng di tinh và mộng tinh không nên sử dụng.
  • Mặc dù có công dụng điều hoà kinh nguyệt nhưng không nên sử dụng cây thuốc khi đang hành kinh.
  • Đặc biệt, phụ nữ đang mang thai tuyệt đối không sử dụng bài thuốc này, có thể gây dị tật ở thai nhi. Phụ nữ đang cho con bú nên tham khảo ý kiến người có chuyên môn vì có thể thuốc sẽ truyền vào cơ thể con qua sữa mẹ.
  • Khi sử dụng cây thuốc nên ngâm rửa bằng nước muối pha loãng để sạch hoàn toàn đất cát, tạp chất, hoá chất, thuốc trừ sâu,… có thể ngấm vào rễ và thân cây.
  • Hiệu quả của các bài thuốc còn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người, kết hợp với các biện pháp chăm sóc, điều trị cũng như chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt lành mạnh khác sẽ có hiệu quả cao hơn.
  • Tuyệt đối không được sử dụng cỏ xước đồng thời với các loại thuốc:   huỳnh hỏa, bạch tiền, quy giáp và lục anh bởi có thể dẫn đến giảm tác dụng thậm chí là sinh ra các độc tố ảnh hưởng cơ thể.

Nên mua cây cỏ xước ở đâu? Địa chỉ bán cây cỏ xước uy tín?

Tuy cây cỏ xước là loại dược liệu phổ biến nhưng khi mua chúng ta cần lựa chọn nguồn hàng uy tín, chất lượng đảm bảo được nguồn gốc xuất xứ của cỏ xước. Bạn nên tìm mua sản phẩm tại các hiệu thuốc Đông y hoặc những đơn vị bán dược liệu có cấp giấy phép trên toàn quốc. Trung bình, giá của cây cỏ xước dao động từ 110.000- 220.000 tùy từng loại và thời điểm khác nhau trong năm

Như vậy, bài viết trên đã cung cấp cho chúng ta những thông tin cần thiết về đặc điểm, tác dụng cũng như lưu ý sử dụng của cây cỏ xước. Mong rằng qua bài viết này, đã giúp cho các bạn đọc phần nào nắm chắc những kiến thức cơ bản về tác dụng và các bài thuốc cần thiết để bạn sử dụng dược liệu một cách hiệu quả và an toàn.

 

0832 555 828