Trang chủ » Dược liệu xanh » Cây lược vàng cùng với những đặc điểm và các tác dụng chữa bệnh thần kì

Cây lược vàng cùng với những đặc điểm và các tác dụng chữa bệnh thần kì

  • Ngày đăng: 30-04-2021

Cây lược vàng là một loại dược liệu quen thuộc, được biết đến với rất nhiều công dụng như làm cảnh, chữa bệnh,… Dân gian sử dụng cây lược vàng để điều trị vẩy nến, viêm loét dạ dày và ngăn ngừa một số bệnh lý nguy hiểm khác. Vậy những đặc điểm nào của cây đã góp phần đem lại tác dụng đối với sức khỏe con người. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Cây lược vàng
Cây lược vàng

Mô tả cây lược vàng

Tên gọi

  • Tên gọi khác: Lan vòi, địa lan vòi, lan rũ, cây bạch tuộc, rai lá phất dũ, giả khóm.
  • Tên khoa học: Callisia fragrans (Lindl.) Woodson
  • Họ: Thài lài (Commelinaceae)

Đặc điểm cây lược vàng

Thân cây 

  • Cây lược vàng có chiều cao từ 50 cm trở lên, thuộc loại thân thảo và mọc thẳng đứng. Tuy nhiên, một số cây lại mọc lan ra bên ngoài mặt đất
  • Chúng có thân màu tím, các cành có nhánh và chia thành nhiều đốt. Mỗi đốt cách nhau khoảng 3 cm, cũng có nhánh dài đến 10 cm.

Lá cây 

  • Lá vàng lược rộng khoảng 4,5 cm và chiều dài lên tới 30 cm. Mặt trên của lá sẽ có màu xanh đậm hơn so với mặt dưới. Tuy nhiên một số lá không hấp thụ được ánh sáng vì mọc dưới những tán cây khác.
  • Lá thường nhẵn và không có lông hoặc răng cưa.Các bẹ lá ôm chặt vào thân cây và các gân lá mọc song song với nhau.

Hoa lược vàng 

  • Hoa thường có màu trắng và dạng dây, chúng thường mọc thành cụm, bao gồm 6-12 hoa với dáng nhỏ. Chiều dài cuống hoa thường từ 1,5-3mm. Tùy thuộc khí hậu mà hoa có thể nở từ đầu mùa xuân đến thu.

Tràng hoa 

  • Tràng hoa lược vàng có đến bốn thùy, mày trắng và hình trứng. Bầu trên của tràng hoa có ba ô, với độ cao chỉ khoảng 0,5mm. Nhụy hoa hình hơi trụ, lại có nhụy sẽ hơi trồi lên.
  • Nhị hoa có 6 và dài khoảng 1,5mm, phần dưới nhị hoa thường bị dính với các cánh, bao phấn hình đậu và cũng thường bị dính vào hai phần bên trung đới.

Bộ phận sử dụng của cây lược vàng

Cả thân, rễ và lá của cây lược vàng đều có thể dùng làm thuốc chữa bệnh.

Nơi phân bố

  • Cây lược vàng có xuất xứ từ Mexico, sau đó di thực sang nước Nga và đến Việt Nam. Đến nay , loại cây này đã được phát triển rộng rãi sang nhiều tỉnh, trong đó Hà Nội là phổ biến nhất.
  • Ngoài ra, cây lược vàng được trồng nhiều tại các vùng khí hậu nhiệt đới.

Thành phần hóa học

  • Các flavonoid: quercetin, kaempferol isoorientin (3′,4′,5,7-tetrahydroxyflavone-6-C-β-D-glucopyranoside).
  • Nhóm lipid: Triacyglyceride, sulfolipid, digalactosyglycerides.
  • Nhóm acid béo: paraffinic, olefinic.
  • Các acid hữu cơ.
  • Sắc tố caroten, chlorophyl.
  • Thành phần Phytosterol.
  • Các vitamin PP, B2 và các nguyên tố vi lượng: Fe, Cr, Ni, Cu.

Thu hái và sơ chế cây lược vàng

  • Các bộ phận của cây có thể thu hoạch được quanh năm. Nhưng nếu muốn dùng lá thì nên hái vào lúc sáng sớm, khi mặt trời chưa mọc để thu được nhiều dược chất nhất. Lá sau đó được đem về rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô.
  • Thân hay rễ cũng được mang về rửa qua vài lần nước cho sạch sau đó chặt khúc ngắn.
Thu hái lược vàng
Thu hái lược vàng

Vị thuốc lược vàng

Tính vị 

Cây lược vàng vị nhạt, chua nhẹ, tính mát, ít độc.

Quy kinh

Dược liệu có khả năng tác động đến kinh Phế.

Cách sử dụng cây lược vàng 

  • Nhai sống
  • Sắc uống
  • Ngâm rượu uống hoặc xoa bóp bên ngoài
  • Giã đắp ngoài.
Ngâm rượu lược vàng
Ngâm rượu lược vàng

Liều dùng 

Ngày dùng 3-9 lá tươi hoặc 3 chén nhỏ rượu ngâm từ lá và thân cây lược vàng.

Các tác dụng của cây lược vàng 

Tác dụng chữa bệnh tiểu đường 

  • Chất flavonoid đóng vai trò như vitamin P có khả năng làm bền mạch máu và tăng tác dụng của vitamin C. Quercetin là một chất chống oxy hoá tế bào mạnh, có khả năng ngăn ngừa và kháng ung thư, các khối u ác tính.
  • Chất phytosterol trong cây lược vàng có tác dụng chống xơ cứng và kháng ung thư. Hỗ trợ việc điều trị các bệnh về gan, phổi, thận, dạ dày, huyết áp, đau nhức xương khớp.
  • Tác dụng kháng khuẩn, nhất là đối với những chủng vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp. Tác dụng tăng cường miễn dịch. Tác dụng chống ôxy hóa. Lược vàng có tác dụng chống viêm mạn, tác dụng giảm đau ngoại biên và ức chế một số dòng tế bào ung thư ở mức độ trung bình.
Cây lược vàng chữa bệnh tiểu đường
Cây lược vàng chữa bệnh tiểu đường

Ngăn ngừa viêm nhiễm và giảm đau hiệu quả 

Nhờ thành phần flavonoid và steroid cùng với các nguyên tố vi lượng có sẵn trong cây lược vàng đã giúp giảm đau nhanh chóng. Cụ thể là flavonoid vừa giúp tăng độ bền cho thành mạch máu, lại có khả năng giúp vitamin C phát huy công dụng một cách tối đa và tăng cường đề kháng cho cơ thể.

Điều trị các bệnh về răng miệng 

Cây lược vàng sẽ giúp giảm đau nhức hiệu quả nhờ có các chất kháng viêm tự nhiên. Người bệnh chỉ cần nhai trực tiếp lá lược vàng là có thể đưa toàn bộ các hợp chất tới và khắc phục tình trạng viêm trong miệng.

Trị mụn 

Nhờ có thành phần vitamin B2 và Vitamin PP và sự có mặt của các chất như triacyglyceride, quercetin hay paraffinic cũng có tác dụng đào thải độc tố trong cơ thể và giảm viêm nhiễm trên da hiệu quả.

Chữa dị ứng cho trẻ nhỏ 

Hoạt chất steroid có trong loại cây này có tác dụng làm giảm đi tình trạng phát ban, mẩn ngứa và các vết sưng đỏ trên da,…

Tác dụng cây lược ngà với một số bệnh
Tác dụng cây lược ngà với một số bệnh

 

Các bài thuốc chữa bệnh 

Bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường 

Dùng lá cây lược vàng chữa bệnh tiểu đường

Chuẩn bị: 2 lá lược vàng

Cách dùng thuốc:

  • Lá lược vàng rửa sạch, ngâm trong nước muối pha loãng 10-15 phút
  • Lấy lá lược vàng nhai kỹ, nuốt lấy nước và nhả bã. Nếu cảm thấy khó ăn có thể giã lấy nước uống cho dễ
  • Mỗi ngày thực hiện như vậy 3 lần. Nên nhai lá lược vàng trước bữa ăn 30 phút
  • Dùng thuốc liên tục 1 liệu trình trong 2 tuần rồi nghỉ 1 tuần lại thực hiện tiếp.

Ngâm rượu cây lược vàng trị bệnh tiểu đường

Chuẩn bị: Thân và lá lược vàng, rượu trắng ngon

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch nguyên liệu thuốc đã chuẩn bị, để ráo nước và tráng qua một lần rượu
  • Cắt nhỏ thân và lá lược vàng cho vào bình thủy tinh, đổ ngập rượu vào ngâm
  • Sau khoảng 1 tháng khi thấy rượu thuốc chuyển qua màu vàng là có thể dùng được.

Bài thuốc chữa bệnh viêm họng từ cây lược vàng 

  • Dùng lá cây lược vàng giã nhỏ, vắt lấy nước uống.
  • Kiên trì sử dụng nước ép lá lược vàng khoảng 2 lần/ngày để cải thiện triệu chứng.

Bài thuốc điều trị bệnh viêm loét dạ dày từ cây lược vàng 

  • Giã nhuyễn lá lược vàng, sau đó vắt lấy nước.
  • Trộn nước ép lá lược vàng với mật gấu.
  • Sử dụng hỗn hợp này để uống sau bữa ăn.
  • Có thể sử dụng cả nước và xác lá lược vàng đều được.

Chữa mụn nhọt 

  • Cách 1: Đắp lá lược vàng điều trị mụn nhọt tại chỗ

Dùng 1 hoặc 2 cái lá lược vàng đem rửa dưới vòi nước cho sạch đất cát, ngâm với nước muối 15 phút. Giã nát lá lược vàng rồi đắp lên khu vực có nốt mụn. Lấy băng gạc y tế cuốn lại để giữ cho dược liệu không bị rơi ra ngoài. Sau đó khoảng 20 – 30 phút, bạn có thể gỡ bỏ thuốc và rửa lại da bằng nước sạch.

  • Cách 2: Chữa mụn nhọt bằng rượu lược vàng

Ngoài thuốc đắp, bạn có thể kết hợp uống rượu lược vàng để đẩy nhanh hiệu quả điều trị mụn nhọt toàn diện từ bên trong lẫn bên ngoài. Trước tiên, cần chuẩn bị 1kg cây lược vàng ( bao gồm cả thân và lá), đem rửa sạch, để cho thật ráo nước, rồi cắt khúc ngắn khoảng 1/2 đốt ngón tay. Cho tất cả vào bình thủy tinh ngâm chung với 2 lít rượu trong ít nhất 2 tháng.

Các bài thuốc khác 

  • Chữa đau nhức chân răng, viêm lợi.
  • Trị bệnh ho kéo dài cho người lớn và trẻ em.
  • Điều trị dị ứng ngoài da, viêm da, bệnh vảy nến.
  • Điều trị bệnh trĩ.
  • Giảm đau lưng.
  • Hỗ trợ điều trị gan.
Lược vàng chữa đau lưng
Lược vàng chữa đau lưng

Lưu ý khi sử dụng cây lược vàng trị bệnh

Tác dụng phụ 

Tổn thương các dây thanh quản, gây dị ứng phát ban và sưng phù, nổi mẩn đỏ.

Lưu ý khi sử dụng cây lược vàng 

Mặc dù cây lược vàng có những công dụng tốt cho sức khỏe con người nhưng nếu không biết cách sử dụng vẫn có thể gây ra các ảnh hưởng không tốt. Vì thế, ta cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Không nên dùng nếu người bệnh có hệ miễn dịch kém hoặc cơ địa dễ bị dị ứng.
  • Người bệnh không ngậm rượu khi dùng vì có thể gây tình trạng mòn mèn răng.
  • Khi sử dụng, bạn cần tuân thủ theo chỉ định và hướng dẫn.
  • Nếu sử dụng với liều lượng quá nhiều có thể khiến các dây thanh quản bị tổn thương hoặc gây ra rình trạng tụt huyết áp.
  • Sử dụng cây cùng với thuốc Tây có thể gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị và tác dụng của thuốc Tây.

Như vậy, bài viết trên đã cung cấp những thông tin cần thết về đặc điểm, tác dụng cùng với những bài thuốc của cây lược vàng. Hy vọng những thông tin được chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp bạn có những cái nhìn tổng quát hơn, hiểu rõ hơn về các tác dụng cũng như biết cách sử dụng loại thảo dược này một cách hợp lý và hiệu quả. Đừng ngại chia sẻ thông tin này với mọi người nếu bạn thấy hữu ích nhé. Cảm ơn bạn nhiều !!

0832 555 828