Cây Sầu đâu đối với người dân miền Tây Nam Bộ mà nói là một món ăn dân dã . Ngoài ra , cây còn là một vị thuốc quý dân gian được dùng để chữa nhiều bệnh như đái tháo đường, sốt rét,..đặc biệt các bệnh về da như mụn trứng cá, vẩy nến,… Thế những đặc điểm và tác dụng nào của cây góp phần mang lại sức khỏe con người, chúng ta cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.
Khái quát về cây Sầu đâu
Cây Sầu đâu còn có nhiều tên gọi khác nhau như là cây neem, xoan sầu đâu, xoan ăn gỏi,…Tên khoa học là Azadirachta indica còn tên tiếng anh gọi Cây Sầu đâu là neem tree. Sầu đâu đã được dùng hơn 4000 năm trước tại Ấn Độ cho đến nay nó đã trở thành một cây quen thuộc ở Việt Nam, tiêu biểu như các tỉnh Ninh Thuận, Kiên Giang, …
Cây Sầu đâu được biết đến từ rất sớm với nhiều công dụng chữa bệnh và được truyền từ đời này sang đời khác, nó gắn liền với những câu chuyện cổ tích mà ông cha ta đã kể lại cho nhiều thế hệ.
Ta cần phải phân biệt giữa cây Sầu đâu (không độc) và cây xoan ta (có độc ) bởi vì có nhiều người lầm tưởng hai cây này là một vì bề ngoài của chúng giống nhau. Thế thật sự hai cây này có thật sự giống nhau hay không?
Câu trả lời là chúng khác nhau hoàn toàn cả về hình dáng lẫn tác dụng:
- Sầu đâu còn được gọi là cây xoan Ấn Độ, là dược liệu quý và có thể ăn được. Cây có hoa màu trắng xanh, lá cây màu xanh sẫm, mọc đối xứng, tất cả bộ phận của cây được sử dụng làm thuốc .
- Cây xoan ta có lá màu xanh, hoa màu trắng tím, mọc nhiều ở miền Trung, tất cả bộ phận của cây hầu như đều chứa độc tính.
Đặc điểm cây Sầu đâu
Hình ảnh cây Sầu đâu
- Cây cao từ 15 – 19m, một số cây có thể cao đến 35 – 40m. Cây lớn nhanh, nhánh cây có hình ovan hoặc có tán rậm hơi hình tròn.
- Cây có lá màu xanh, mỗi lá khoảng chừng 5 – 15 lá chét.
- Hoa nhỏ khác gốc, mọc thành chùm xim.
- Hầu hết các bộ phận của cây đều dùng làm thuốc nhưng dùng nhiều nhất vẫn là lá.
Lá Sầu đâu
Lá là bộ phận trên cây được dùng nhiều nhất để làm thuốc :
- Lá Sầu đâu được sử dụng như một loại thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày. Theo Đông y, lá có vị đắng, hậu ngọt, tính mát. Lá còn giàu chất chống oxy hóa, đóng vai trò ngăn ngừa bệnh tật.
- Lá Sầu đâu được dùng làm thuốc hạ đường huyết, kháng khuẩn, kháng nấm,…
Tin liên quan
Thành phần của cây
Cây Neem bao gồm rất nhiều thành phần, mỗi thành phần thì có những vai trò khác nhau :
- Lá neem tươi chứa Quercetin và ß-sitosterol: Đây là những Flavonoid polyphenol có hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm.
- Trong hạt có chứa 4,5 % dầu là các chất đắng nimbin, nimbidin, nimbolide và limonoids: kiềm chế sự phát triển của tế bào ung thư.
- Cụm hoa: chứa hàm lượng tinh dầu, nimbosterol, acid béo và glucozit nimbosterin.
- Quả: chứa chất đắng bakayamin.
Phân bố, thu hái, chế biến và bảo quản
- Phân bố
Cây Sầu đâu được tìm thấy ở các vùng nhiệt đới, bán nhiệt đới. Còn ở Việt Nam, cây được trồng ở các tỉnh Tây Nam Bộ .
- Thu hái
Từ khoảng tháng 10 đến tháng Giêng âm lịch, ta chủ yếu thu hái lá và hoa.
- Chế biến vị thuốc dược liệu
Tùy theo mục đích sử dụng , các bộ phận của cây được chế biến theo nhiều cách khác nhau :
– Vỏ cây đem giã, đập rồi đun với nước uống.
– Ngâm lá neem với cồn 90 độ 1 ngày rồi cho ít dầu dừa vào chưng để xoa bóp.
– Lá còn được phơi khô rồi đun với nước.
- Bảo quản: Sau khi chế biến ta sẽ để ở nơi thoáng mát và khô ráo.
Xem thêm: Dây thìa canh
Tác dụng của cây Sầu đâu
Như ta đã nói mỗi bộ phận của cây đều chứa các hoạt chất có tác dụng tốt, tuy nhiên lá neem vẫn được ứng dụng trong thực tế nhiều hơn. Chúng ta cùng đến với những công dụng chữa bệnh của cây dưới đây nhé.
Lá Neem trị tiểu đường
- Lá kích thích tuyến tụy tăng sản lượng insulin do đó kiểm soát tốt lượng đường trong máu.
- Ức chế các enzym phân cắt tinh bột, đường do đó làm giảm lượng đường trong máu.
- Ngăn chặn các cơn đau do biến đổi dây thần kinh ở người bị tiểu đường.
- Bảo vệ mạch máu đồng thời làm chậm biến chứng xơ vữa mạch do tiểu đường.
- Ngoài ra chúng ta cũng không nên sử dụng quá nhiều lá neem để phòng ngừng tụt đường huyết, nên tham khảo ý kiến Bác sĩ để dùng liều cho phù hợp.
SẢN PHẨM LIÊN QUAN
Trị da nhăn, da khô
- Dầu neem rất giàu vitamin E, axit béo , các chất chống oxy hóa nên với chị em phụ nữ nó rất tốt trong việc dưỡng ẩm da khô, da nứt nẻ.
- Ngoài ra, nó còn làm giảm các gốc tự do trong da, thúc đẩy tăng collagen giúp chống lão hóa và giữ cho làn da của bạn được mềm mại.
Lá Sầu đâu còn trị mụn, mụn cóc
- Đây quả là bài thuốc rất cần thiết đối với chị em phụ nữ có mụn
- Chất Flavonoid trong lá neem có chức năng chống viêm và kháng khuẩn cực tốt do đấy nó giúp loại bỏ vi sinh vật trên da, làm dịu các vết đỏ và giảm sẹo mụn mà không gây khô da.
Về tim mạch, cây Sầu đâu có các tác dụng gì?
- Lá Sầu đâu giúp cải thiện việc lưu thông máu, giúp làm giảm đông máu , khống chế huyết áp, tăng lipid máu và bệnh tim.
Cây sầu đâu trị cảm lạnh, cảm cúm
- Pha trà lá neem sẽ giúp làm tăng hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng cho cơ thể để làm giảm và ngăn ngừa cảm lạnh.
Ngoài các công dụng phổ biến trên, cây sầu đâu còn một phần giúp cải thiện một số bệnh lý sau:
- Viêm gan siêu vi A
- Viêm gan siêu vi B
- Nhiễm trùng đường tiểu
- Trị rối loạn hệ tiêu hóa, tiêu chảy, táo bón
- Viêm loét dạ dày, tá tràng
- Ổn định hệ thần kinh, động kinh
- Chữa vảy nến
- Bệnh bạch biến
4. Liều dùng và cách bào chế
Dầu Sầu đâu
- Dùng liều 0,2mL/kg thể trọng.
Viên Sầu đâu
- Nên dùng ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 1 – 2 viên, uống cùng với nước, dùng liên tục trong một tháng sau mỗi bữa ăn.
Chiết xuất vỏ cây Sầu đâu
- Với bệnh nhân loét tá tràng : dùng liều 30 – 60mg, ngày dùng 2 lần, liên tục trong 10 tuần.
- Với bệnh nhân acid dạ dày: ngày dùng 2 lần, mỗi lần 30mg, dùng trong 10 ngày.
Lá Sầu đâu
- Lá được dùng rất hiệu quả trong bệnh tiểu đường.
- Có thể dùng lá tươi hoặc khô đun lấy nước uống mỗi ngày.
Dạng bào chế
- Ở dạng tươi.
- Chế dạng kem bôi hoặc dầu.
- Dạng bột nhão.
5. Các món ăn ngon được chế biến với lá Sầu đâu
Người dân Tây Nam Bộ thường mua lá Sầu đâu ở ngoài chợ về nấu canh hoặc làm gỏi. Bất kỳ du khách cũng cảm thấy món gỏi Sầu đâu rất được ưa chuộng và đáng để thưởng thức khi đến đây.
6. Các phản ứng phụ khi dùng Sầu đâu
Ngoài những tác dụng chữa bệnh thì Sầu đâu cũng có một vài tác dụng phụ rất lớn :
- Nôn.
- Bị tiêu chảy.
- Bi buồn ngủ.
- Rối loạn máu.
- Động kinh.
- Rối loạn não.
7. Lưu ý khi dùng cây Sầu đâu
Chúng ta nên cẩn trọng khi sử dụng sầu đâu trong một số trường hợp sau:
- Phụ nữ có thai hoặc cho con bú.
- Đang dùng các loại thuốc khác hoặc đang bị dị ứng với thành phần nào đó của cây.
Như vậy, bài viết trên đã cung cấp cho bạn khá đầy đủ các thông tin về cây Sầu đâu, một loại cây ngoài là món ăn dân giã còn là một vị thuốc chữa bệnh tuyệt vời mà ít ai biết tới.
Để đẩy lùi bệnh tiểu đường một cách nhanh chóng hay trị mụn, bạn hãy gọi ngay tới hotline dưới đây nhé.
Chúc các bạn độc giả một ngày mới vui vẻ, tràn ngập sức khỏe và đừng quên đánh giá, bình luận và chia sẻ bài viết để mọi người biết nhiều hơn nhé!
Tài liệu tham khảo: Cây sầu đâu