Cây tầm bóp là loại rau quen thuộc đối với người nông dân vì nó thường mọc dại và lan rộng ở khắp các cánh đồng. Tuy nhiên cây tầm bóp lại là một dược liệu quý có nhiều công dụng chữa bệnh đối với sức khỏe con người đặc biệt là chữa bệnh tiểu đường. Vậy những đặc điểm và công dụng nào của cây tầm bóp đã góp phần làm nên công dụng chữa bệnh tuyệt vời như thế, chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mô tả về cây tầm bóp
Tên gọi
Cây tầm bóp được đặt theo tên của các âm thanh đặc trưng khi quả bị bóp vỡ. Cây có một số tên gọi khác như bùm bụp, lồng đèn, thù lù cạnh,…Cây thuộc họ Cà – Solanaceae và có tên khoa học là Physalis Angulata L.
Đặc điểm cây tầm bóp
- Cây tầm bóp là loại cây thân thảo có chiều cao trung bình trong khoảng từ 50 đến 90 cm. Các cành có xu hướng mọc xuống dưới và lá có hình bầu dục, mọc so le, chiều rộng khoảng 20 – 40 cm và chiều dài khoảng 30 – 50 cm.
- Hoa tầm bóp có màu trắng hoặc vàng nhạt, mọc riêng lẻ. Các cuống hoa mảnh dài 1cm và đài hoa có hình chuông.
- Quả tầm bóp có hình tròn, mọng và nhẵn , dài 3-4 cm, rộng 2 cm. Quả nhìn giống như chiếc lồng đèn, được bao trùm bởi một lớp đài, có màu xanh khi còn non và chuyển sang màu đỏ khi chín. Bên trong có nhiều hạt hình thận.
Phân biệt cây tầm bóp
Có rất nhiều người thắc mắc cây tầm bóp gồm mấy loại? Câu trả lời là chỉ có duy nhất một loại cây tầm bóp thuộc họ Cà.
Nhiều người thường nhầm lẫn loại rau này với cây tầm bóp leo và cây lu lu do đặc điểm nó gần giống nhau. Dưới đây là cách phân biệt các loại cây này :
- Cây tầm bóp leo có thân cây leo, lá tầm bóp leo nhọn hơn, quả nang phồng lên chia thành 3 ô, gân lồi lên .
- Cây lu lu bao gồm có cây lu lu đực và cây lu lu cái, nó rất hay nhầm lẫn với cây tầm bóp. Tuy nhiên ta có thể phân biệt được nhờ các đặc điểm như lá mọc riêng lẻ, thân và cành cao hơn, có phủ lông. Hoa thường nở từ tháng 6 đến tháng 10 và mọc thành chùm. Quả khi chín có màu đen.
Bộ phận dùng của cây tầm bóp
Các bộ phận thường hay được sử dụng là thân, rễ và lá
Thu hái và chế biến
Cây tầm bóp được thu hái quanh năm và thường được dùng tươi hoặc phơi khô
Thành phần hóa học của cây tầm bóp
- Alkaloid, Cacbohidrat.
- Chất đạm, chất béo, chất xơ.
- Canxi, Magie, Photpho, Sắt, Kẽm.
- Vitamin A, Vitamin C,…
Tác dụng của cây tầm bóp
Theo Đông y, cây tầm bóp không độc, có tính mát và vị hơi đắng. Dược liệu chứa lượng lớn thành phần dinh dưỡng và rất có lợi cho sức khỏe. Sau đây là các tác dụng chữa bệnh của cây tầm bóp :
Cây tầm bóp có tác dụng chữa bệnh tiểu đường
Tiểu đường hay đái tháo đường là bệnh mạn tính khi có lượng đường trong máu cao hơn so với mức bình thường , do tuyến tụy không sản xuất được các insulin và các insulin đấy hoạt động không hiệu quả dẫn đến quá trình chuyển hóa đường trong máu bị rối loạn.
Thế nên trong cây tầm bóp có chứa rất nhiều vitamin C góp phần làm tăng sản xuất insulin trong máu và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường rất tốt.
Cây tầm bóp giúp phòng chống bệnh tim, giảm lượng Cholesterol trong máu
Trong cây tầm bóp có Vitamin A và Vitamin C giúp làm giảm lượng Cholesterol trong máu, nhờ đó giúp cơ thể tránh được đột quỵ và các loại bệnh nguy hiểm.
Một lượng lớn Vitamin C trong cây tầm bóp có tác dụng giúp cơ thể ngăn chặn các gốc tự do có thể làm hỏng mạch máu, từ đó giúp phòng ngừa và giảm thiểu được các bệnh về tim mạch.
Cho nên bạn hãy thường xuyên bổ sung thực phẩm này vào chế độ ăn uống để có được một cơ thể khỏe mạnh nhé.
Cây tầm bóp hỗ trợ điều trị bệnh gout và ngăn ngừa tổn thương mô cơ
Trong cây tầm bóp chứa nhiều chất xơ, Alkaloid, các Axit béo. Các chất này có tác dụng giúp kháng viêm, làm giảm đau, hấp thụ bớt Axit Uric có trong máu và nước tiểu nên có tác dụng tốt trong việc điều trị bệnh gout.
Dược liệu này hỗ trợ điều trị bệnh Gout một cách hiệu quả.Ngoài ra lượng Vitamin C trong dược liệu tác động rất tốt trong việc ngăn ngừa đau nhức và tổn thương mô cơ.
Cây tầm bóp có tác dụng điều trị ung thư
Các thành phần có trong cây tầm bóp giúp tiêu diệt và chống lại các tế bào ác tính bên trong cơ thể ví dụ như giảm kích thước của khối u.
Ngoài ra trong cây tầm bóp có lượng lớn Vitamin C có thể ngăn ngừa nguy cơ gây ung thư đặc biệt là ung thư dạ dày, ung thư phổi, …
Vì thế những ai bị ung thư nên bổ sung các thực phẩm giàu Vitamin C nhé.
Cây tầm bóp có tác dụng làm mắt sáng hơn
Thức ăn hay thức uống bổ sung một lượng tầm bóp vừa đủ sẽ giúp bạn đáp án nhu cầu vitamin A cho cơ thể, nó giúp ngăn ngừa tình trạng khô mắt từ đó làm mắt sáng hơn và thích nghi với ánh sáng một cách tốt hơn.
Cây tầm bóp giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống nhiễm trùng và chữa lành vết thương
Các Vitamin A và Vitamin C trong cây tầm bóp đều giúp tăng cường miễn dịch cho cơ thể, hỗ trợ cơ thể chống nhiễm trùng. Ngoài ra, thành phần dinh dưỡng trong cây tầm bóp cũng góp phần nâng cao sản xuất các tế bào bạch cầu giúp khử độc, kháng khuẩn và tạo ra kháng thể. Từ đó, nó có khả năng thúc đẩy các mô liên kết để giúp chữa lành vết thương nhanh chóng.
Nếu như hệ thống miễn dịch hoạt động kém sẽ dễ bị gây ra các bệnh ho và sốt, cảm lạnh. Vì vậy, chúng ta cần bổ sung lượng rau tầm bóp cần thiết để cung cấp lượng vitamin C cho cơ thể .
Tầm bóp có tác dụng chữa bệnh gan
Ta thường hay gặp các bệnh về gan như viêm gan B, viêm gan C, xơ gan cổ trướng,…Người bệnh có thể cân nhắc lựa chọn sử dụng cây tầm bóp để chữa bệnh gan.
Cây tầm bóp được chế biến thành các món ăn
Cây tầm bóp vốn là một loại rau dại mọc nhiều ở cánh đồng và quen thuộc trong bữa ăn của những người nông dân. Nó có hương vị rất đặc biệt, hơi đắng nhưng lại mát và thanh.
Ta có thể chế biến tầm bóp bằng nhiều cách như luộc, nấu, xào với thịt. Nó còn được xuất hiện trong những nồi lẩu gia đình. Tầm bóp không chỉ sạch, an toàn mà còn đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Vì cây tầm bóp có tính mát nên nó có tác dụng rất tốt trong việc chữa trị các bệnh về dạ dày, trị mụn nhọt và giúp giải nhiệt.
Các bài thuốc chữa bệnh của cây tầm bóp
Với nhiều công dụng tuyệt vời như thế, tầm bóp được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh. Dưới đây là một số bài thuốc thường được sử dụng của cây tầm bóp :
Bài thuốc chữa bệnh tiểu đường của cây tầm bóp
Bài thuốc 1:
Nguyên liệu : 40g cây tầm bóp và 1,5 lít nước sạch.
Cách Thực hiện
- Rửa rễ sạch với nước muối, để ráo rồi cắt thành từng khúc.
- Cho dược liệu vào ấm sắc cùng 1.5 lít nước rồi đun sôi khoảng 20 phút.
- Ta sẽ chia nước sắc làm 3 lần để uống trong ngày trước bữa ăn tầm 30 phút. Kiên trì sử dụng đều đặn trong khoảng 1 tháng.
Bài thuốc 2:
Nguyên liệu : 20 – 30g rễ tầm bóp tươi, tim lợn, chu sa.
Thực hiện:
- Ta nấu tầm bóp với tim lợn và chu sa.
- Kiên trì uống từ 5 – 7 ngày.
Bài thuốc chữa trị ung thư (tử cung, phổi, đại tràng, vòm họng)
Chuẩn bị nguyên liệu
- 30g tầm bóp khô (hay 100g tươi)
- 20g bạch truật
- 10g hoàng cầm
- 10g mạch môn
- 10g cát cánh
- 10g huyền sâm
- 4g cam
Cách thực hiện
- Rửa sạch nguyên liệu và cắt nhỏ
- Cho nguyên liệu vào nồi sắc và đun đến khi cạn còn nửa ấm sắc
- Ta chia nước sắc làm 2 lần uống / ngày
- Hãy kiên trì sử dụng liên tục trong 15 – 20 ngày, nghỉ 10 ngày. Thực hiện như vậy cho những đợt thứ 2, thứ 3 và theo dõi kết quả nhé.
Bài thuốc chữa bệnh u gan
Chuẩn bị: 1 nắm tầm bóp khô + 1 nắm diệp hạ châu
Cách thực hiện :
- Đem các nguyên liệu rửa sạch và nấu nước uống.
- Hãy kiên trì sử dụng trong vòng 30 ngày, sau đó tiến hành kiểm tra sức khỏe.
Bài thuốc trị viêm họng, ho, ban đỏ, thủy đậu và bệnh tay chân miệng
Nguyên liệu : 15 -30 g tầm bóp khô.
Thực hiện :
- Sắc uống trong ngày.
- Sử dụng liên tục 3 – 5 ngày.
Bài thuốc trị nhọt vú, đinh độc
Nguyên liệu : 40-80 g tầm bóp tươi.
Thực hiện :
- Giã cây tầm bóp tươi rồi vắt lấy nước uống.
- Dùng bã đắp trực tiếp hoặc nấu nước để rửa vết thương hàng ngày.
Liều dùng :
Cây tầm bóp tuy là một thảo dược không độc nhưng ta cũng không nên lạm dụng chúng nhiều vì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và điều trị . Liều lượng cần dùng cho mỗi ngày là
- Nếu dùng dược liệu khô để sắc thuốc thì nên dùng 20-40g/ngày.
- Còn nếu sử dụng dược liệu tươi để uống, đắp da bên ngoài , nấu nước tắm thì có thể dùng tối đa 80g/ngày.
Những lưu ý khi dùng cây tầm bóp
Ngày nay, vẫn có nhiều người nhầm lẫn giữa cây lu lu và cây tầm bóp mà bên trong cây lu lu tươi lại chứa những độc tố. Vì thế mà bạn cần phải phân biệt đúng để sử dụng cho đúng, tránh gây hại cho sức khỏe.
Bạn nên kết hợp một chế độ ăn uống điều độ và lối sống sinh hoạt hợp lý để sử dụng cây tầm bóp đạt hiệu quả cao, chẳng hạn như :
- Hạn chế ăn các thực phẩm nhiều đạn và có dầu mỡ.
- Bạn nên vận động và tập thể dục thể thao thường xuyên.
- Uống đủ lượng nước cần cho mỗi ngày là 1,5-2 lít nước. Điều này sẽ giúp cho cơ thể đào thải acid uric và giúp làm đẹp da.
- Tăng cường ăn các thực phẩm xanh giàu vitamin, ít đường như trái cây, rau củ xanh để cơ thể được cung cấp các chất cần thiết.
Như vậy, cây tầm bóp không chỉ là loại rau mọc hoang dại khắp vùng quê Việt Nam mà nó còn là một dược liệu quý với những công dụng chữa bệnh tuyệt vời. Mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn có những hiểu biết và cách sử dụng đúng cây tầm bóp để sử dụng nó một cách hiệu quả và an toàn.