Củ ráy là thực vật mọc hoang ở những nơi ẩm thấp và gây ngứa khi tiếp xúc vì vậy ai cũng muốn tránh xa. Thế nhưng, loại thực vật này lại mang đến nhiều giá trị điều trị bệnh, đặc biệt là bệnh ngoài da, Gout, đau nhức xương khớp. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về củ ráy qua bài viết dưới đây nhé.
1 Củ ráy là củ gì?
Củ ráy là bộ phận của cây ráy có tên khoa học là Alocasia odora, Araceae còn có tên gọi khác là dã vu, ráy dại mọc hoang ở những nơi ẩm thấp.
2 Hình ảnh củ ráy
Ráy là thực vật thân mềm cao từ 0,3-1,4m. Phần dưới mọc bò, phần trên mọc thẳng đứng. Rễ ráy phát triển thành hình củ dài chia thành nhiều đốt ngắn có vảy màu nâu.
Lá cây ráy to, dài từ 10-50cm, rộng 8-45cm. Phiến lá có hình tim, mép nguyên hoặc hơi uốn lượn với cuống dài từ 15-120cm. Ráy có hoa đực và hoa cái, hoa đực mọc phía trên cao trong khi hoa cái mọc ở phần gốc trong bông mo.
Quả ráy mọng, hình trứng và có màu đỏ khi chín.
3 Bộ phận dùng, thu hái
Củ ráy là bộ phận dùng chính với nhiều tác dụng chữa bệnh.
Sau 2-3 năm phát triển thì đào cả cây, loại sạch đất cát, bụi bẩn, cắt bỏ các rễ con ta thu được củ ráy. Có thể dùng tươi hoặc đem củ ráy đi phơi khô để dùng dần.
Lưu ý đeo bao tay khi thu hoạch bởi củ ráy gây ngứa rất mạnh.
4 Thành phần hóa học của củ ráy
Theo nghiên cứu, củ ráy chứa tinh bột, chất gây ngứa, coumarin, flavonoid, saponin, alkaloid,…
5 Củ ráy có ăn được không?
Theo Đông y, củ ráy có tính hàn, vị nhạt và gây ngứa miệng, họng khi ăn phải do vậy thường chỉ dùng sắc uống để điều trị bệnh hoặc làm cao dán điều trị các bệnh ngoài da.
Chính vì thế, không nên ăn củ ráy tươi và nếu không may ăn phải củ ráy, bạn cần rửa sạch họng miệng ngay kết hợp với ăn kem, đá lạnh để làm dịu họng miệng. Nếu thấy vẫn sưng to ở hầu họng thì bạn nên đến bệnh viện để được xử trí kịp thời.
6 Tác dụng của củ ráy
Các hoạt chất trong củ ráy tạo nên nhiều giá trị trong việc điều trị bệnh, cụ thể là các bệnh như gout, mụn nhọt, viêm da cơ địa,…
6.1 Củ ráy chữa bệnh Gout
Theo y học cổ truyền, củ ráy có tính hàn, vị nhạt và có tác dụng giải độc, tán ứ, lợi tiểu rất tốt. Đồng thời, các thành phần hóa học trong củ ráy còn giúp kháng khuẩn, kháng viêm do đó hiệu quả trong điều trị bệnh Gout.
Tin liên quan
Đặc biệt, tác dụng này còn hiệu quả gấp bội khi kết hợp củ ráy với chuối hột. Chuối hột có khả năng thanh nhiệt giải độc, thúc đẩy quá trình lưu thông máu trong cơ thể, chống viêm và sát trùng.
Người bệnh có thể áp dụng bài thuốc từ củ ráy và chuối hột chữa bệnh Gout dưới đây.
Nguyên liệu: củ ráy từ 1 năm tuổi, chuối hột (nên chọn chuối rừng)
Các bước tiến hành:
- Cạo vỏ, rửa sạch củ ráy và loại bỏ phần xơ cứng, thái nhỏ, phơi khô
- Chuối hột đem rửa sạch, thái mỏng và phơi khô
- Lấy một lượng bằng nhau củ ráy và chuối hột sau đó đem xay thành bột mịn, cho vào lọ thủy tinh đậy nắp kín.
- Dùng 1 thìa cà phê bột hòa tan trong nước ấm, uống 2 lần sáng và tối. Kiên trì sử dụng trong 1 tháng sẽ thấy bệnh thuyên giảm.
SẢN PHẨM LIÊN QUAN
6.2 Củ ráy có tác dụng chữa đau nhức viêm khớp ở dạng thấp
Lấy 20g củ ráy, chuối hột khô, lá lốt đem đun sôi với nước và dùng trong ngày. Dùng liên tục cho đến khi các chứng viêm giảm bớt.
6.3 Củ ráy chữa bệnh mụn nhọt
Bài thuốc này gồm 80-100g củ ráy, 60g củ nghệ, dầu vừng, dầu thông, sáp ong.
Đầu tiên, cho củ ráy, củ nghệ, dầu vừng vào nấu với nhau đến khi nhừ. Sau đó, cho thêm dầu thông và sáp ong vào khuấy đều. Chấm hỗn hợp trên các vùng bị mụn nhọt sẽ thấy giảm sưng và mủ hiệu quả.
6.4 Tác dụng của củ ráy giúp trị ngứa do la hán
Củ ráy rửa sạch, loại bỏ đất cát, vi khuẩn, vi sinh vật sau đó cắt đôi và sát trực tiếp vào vùng bị ngứa sẽ thấy giảm rõ rệt.
6.5 Củ ráy chữa cảm hàn, sốt cao
Lấy 1 củ ráy tươi rửa sạch, cắt đôi. Dùng 1 nửa chà vào mu bàn tay và phần lưng để hạ nhiệt, phần còn lại đem sắc lấy 1 chén nước uống. Thực hiện như trên 5 lần sẽ khỏi.
6.6 Củ ráy chữa bệnh chàm (eczema)
Chuẩn bị các nguyên liệu: 1 con bọ hung, 1 củ ráy tươi, 1 chén dầu lạc, 10g diêm sinh.
Tiến hành:
- Khoét 1 lỗ trên củ ráy , nướng bọ hung thành than, tán ra thành bột rồi trộn với diêm sinh.
- Đổ hỗn hợp trên vào lỗ trên củ ráy và đun nóng trong 15 phút rồi để nguội.
- Thoa hỗn hợp lên vùng da bị chàm trong 5 ngày sẽ thấy hết ngứa và khỏi bệnh.
6.7 Tác dụng của củ ráy trị viêm da cơ địa
Chuẩn bị: 30g hồng đơn rang khô, 50g củ ráy, 250mL dầu trẩu
Tiến hành:
- Rửa sạch củ ráy rồi đun sôi với dầu trẩu đến khi củ cháy đen thì cho hồng đơn vào và đun với lửa nhỏ. Khuấy đều cho hồng đơn chảy ra.
- Khi cao đang nóng thì phun vào vùng da bị viêm để loại bỏ độc tố. Tiến hành mỗi ngày 1 lần đến khi bệnh giảm bớt.
6.8 Củ ráy chữa bệnh cao huyết áp
Bài thuốc này gồm củ ráy và chuối hột gần chín, được tiến hành như sau:
- Củ ráy đem gọt vỏ, thái từng lát mỏng và ngâm với nước gạo trong 3 tiếng rồi rửa sạch, để ráo nước.
- Chuối hột cắt lát, sao vàng.
- Lấy ⅓ củ ráy và 1 nắm chuối hột đun sôi với 1 lít nước đến khi thể tích cạn còn 1 chén nước thì ngừng. Chia nước ra dùng 2 lần trong ngày.
6.9 Củ ráy chữa bệnh đau nhức gân xương
Chuẩn bị nguyên liệu: 8g củ ráy, 8g đương quy, 20g thổ phục linh, 10g ráng bay, 6g bạch chỉ.
Tiến hành đem tất cả nguyên liệu đun sôi với nước và chia ra uống từ 2-3 lần trong ngày đến khi các triệu chứng dần thuyên giảm.
Kiên trì sử dụng lâu dài để đem lại hiệu quả cao nhất.
6.10 Củ ráy ngâm rượu
Củ ráy ngâm rượu là bài thuốc được các bệnh nhân gout hay đau nhức xương khớp rất ưa chuộng bởi tác dụng thần thánh mà nó đem lại.
- Củ ráy tươi đem rửa sạch, loại bỏ bụi bẩn và để ráo nước
- Đem củ đi phơi khô và cho vào bình thủy tinh với tỷ lệ 3 củ ráy : 7 rượu. Tốt nhất nên dùng rượu 40-45 độ nguyên chất, nếu có rượu nếp càng tốt.
- Ngâm trong 3 tháng có thể sử dụng được.
7 Lưu ý khi sử dụng củ ráy
Mặc dù đem lại nhiều tác dụng điều trị bệnh và ngày càng được sử dụng rộng rãi, tuy nhiên trong quá trình sử dụng người bệnh cần lưu ý những điều sau:
- Những người bị hư hàn không được sử dụng
- Các trường hợp gặp các vấn đề dị ứng hay mẫn cảm với các hoạt chất trong củ ráy cần ngưng sử dụng ngay lập tức.
- Phải sử dụng những củ đã nấu chín, tránh dùng củ tươi bởi có thể gây ngứa họng, miệng. Nguy hiểm hơn có thể gây những hậu quả nghiêm trọng, thậm chí là tử vong.
8 Củ ráy mua ở đâu? Giá bao nhiêu?
Hiện nay nhu cầu sử dụng củ ráy tăng cao do vậy củ ráy được bán ở khắp nơi. Tuy nhiên, cần tìm địa chỉ uy tín để tránh mua phải hàng kém chất lượng và đảm bảo hiệu quả trong quá trình điều trị.
Giá bán củ ráy khô dao động từ 100.000 – 170.000 đồng/kg.
Như vậy bài viết trên đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về dược liệu củ ráy cũng như cung cấp các bài thuốc trị bệnh hiệu quả từ củ ráy. Lưu ý trong quá trình sử dụng cũng như lựa chọn củ ráy để đem lại hiệu quả điều trị tốt nhất nhé.
Nếu cần tìm hiểu thêm về thảo dược chữa bệnh Gout, hãy liên hệ ngay tới hotline dưới đây để được tư vấn miễn phí nhé.
Chúc các bạn độc giả một ngày mới vui vẻ, tràn ngập sức khỏe và đừng quên đánh giá, bình luận và chia sẻ bài viết để mọi người biết nhiều hơn nhé!