Gừng là một gia vị quen thuộc đối với người dân Việt Nam, được sử dụng trong những món ăn hàng ngày và được coi là bài thuốc dân gian điều trị các bệnh.Vậy cách sử dụng gừng như thế nào và các tác dụng của nó ra sao? Bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Mô tả về gừng
Đặc điểm cây gừng
Tên gọi khác của gừng là khương, can khương hay sinh khương với sinh khương là thân rễ tươi của cây gừng, can khương là thân rễ khô của cây gừng. Gừng có tên khoa học là Zingiber officinale và tên Tiếng Anh là Ginger. Gừng là một loài thực vật có hoa và có thân rễ, là cây thân thảo sống lâu năm. Cánh hoa có màu vàng nhạt cùng các cạnh màu tím được mọc trực tiếp từ các thân rễ trên các chồi riêng biệt.
Thành phần dinh dưỡng
Trong gừng có chứa nhiều thành phần và chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe như trong gừng sống chứa 1% chất béo, 2% protein, 18% carbohydrate và 79% nước.
Và trong 100 gam gừng thì cung cấp
- 333 kJ (80kcal)
- Vitamin B6 (12% giá trị hàng ngày, DV)
- Magie (12% DV)
- Mangan (11% DV)
Tác dụng của gừng
Gừng giúp điều trị các chứng buồn nôn
Trong gừng có chứa hợp chất gingerol có tác dụng cải thiện nhu động dạ dày – ruột giúp ức chế cơn co thắt và đưa thức ăn đi khắp cơ thể một cách thuận tiện hơn. Từ đó giúp giảm các triệu chứng nôn, buồn nôn và giúp dạ dày ổn định hơn. Có thể coi đây là một trong những tác dụng của gừng mà được con người áp dụng nhiều nhất.
Gừng giúp chữa cảm lạnh
Gừng có tính ấm và vị cay, đặc biệt là khi ta dùng với nước ấm có tác dụng làm tăng quá trình đổ mồ hôi, làm giãn các mao mạch và làm ấm cơ thể từ trong ra ngoài giúp cho quá trình tuần hoàn máu diễn ra tốt hơn để chống lại virus hợp bào hô hấp. Đây là nguyên nhân gây ra một số bệnh về đường hô hấp như cảm lạnh. Người ta thường kết hợp gừng và rượu để cạo gió và giải cảm khi bị mắc cảm lạnh. Cả gừng và tinh dầu gừng đều có hiệu quả rất tốt trong việc điều trị các bệnh về đường hô hấp như ho, viêm phế quản, cảm cúm, hen suyễn hay khó thở, có khả năng tiêu đờm.
Gừng giúp chống viêm một cách hiệu quả
Gừng có khả năng giúp chống viêm tốt mà không gây viêm loét dạ dày nên được dùng là thành phần trong các thuốc viêm khớp. Những người dùng gừng để trị viêm khớp đã giảm đau và sưng rõ rệt. Các nha sĩ đã sử dụng khả năng chống viêm này của gừng để phòng ngừa một số bệnh về răng miệng như sâu răng, áp xe răng,… và điều trị nha nhu. Ta nên thường xuyên uống trà gừng nóng và súc miệng bằng nước gừng để ngăn ngừa các bệnh lý về răng miệng và giúp bảo vệ răng miệng được tốt hơn.
Gừng giúp hạ huyết áp
Tăng huyết áp là một triệu chứng thường hay xảy ra và gặp ở nhiều đối tượng khác nhau. Nếu để tình trạng này quá lâu sẽ dẫn đến những tổn thương ở động mạch và một số cơ quan như mắt, tim, não, thận ở bệnh nhân.
Gừng giúp giãn mạch, quá trình lưu thông được tốt hơn và giảm huyết áp tổng thể trên toàn cơ thể. Bên cạnh đó, trong 100gam gừng có khoảng 415mg kali từ đó ta thấy hàm lượng kali trong gừng rất lớn nhiều hơn 1 quả chuối (100gam chuối chứa 358mg kali) giúp hạ huyết áp một cách hiệu quả.
Gừng giúp điều chỉnh lượng đường trong máu
Tiểu đường là tình trạng nồng độ đường trong máu cao hơn so với mức bình thường, đây là bệnh phổ biến của hệ thống nội tiết trong đó bệnh tiểu đường tuýp 2 chiếm 90% các trường hợp mắc tiểu đường.
Gừng giúp giảm lượng đường trong máu đồng thời giúp giảm hàm lượng HbA1c, nó giúp người mắc bệnh tiểu đường kiểm soát và ngăn ngừa tình trạng tăng đường huyết mạn tính.
Gừng có tác dụng tốt đối với người bệnh Gout
Gout là tình trạng rối loạn acid uric trong máu, được xếp vào nhóm bệnh lý xương khớp. Khi mắc bệnh này, bạn không chỉ cảm thấy đau đớn mà khả năng vận động cũng bị hạn chế. Nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm thậm chí là liệt. Vì thế mà việc điều trị và phát hiện bệnh là rất quan trọng và cần thiết đối với người bệnh.
Trong gừng có chứa các chất chống viêm và chống oxy hóa, thường gặp nhất là shogaols và gingerols khi đi vào cơ thể sẽ giúp ức chế các tinh thể muối urat trong máu và làm giảm đau trong đợt gout cấp. Vì thế mà nếu ta sử dụng gừng đúng cách sẽ giúp bệnh gout được cải thiện rõ rệt.
Gừng giúp làm giảm các triệu chứng khó tiêu
Gừng giúp hệ tiêu hóa nhanh rỗng hơn, giúp thức ăn tiêu hóa tốt hơn và làm giảm triệu chứng khó tiêu. Vì thế mà ta nên sử dụng một chút gừng trong bữa ăn sẽ giúp chúng ta dễ tiêu hóa thức ăn hơn.
Gừng giúp chống say xe và ốm nghén
Trong gừng có vị cay và tính ẩm giúp làm giảm các triệu chứng buồn nôn khi say tàu xe. Ngoài ra, gừng giúp kích thích sự thèm ăn cho phụ nữ mang thai trong giai đoạn ốm nghén, chán ăn và không tiêu.Vì thế mà tác dụng này được nhiều người áp dụng hiệu quả.
Gừng giúp giảm cân hiệu quả và hỗ trợ điều trị béo phì
Béo phì, tăng cân là tình trạng do rối loạn chuyển hóa của cơ thể. Gừng có tác dụng giúp cho quá trình trao đổi chất diễn ra ổn định, điều này rất quan trọng và cần thiết vì chế độ ăn kiêng cầm phải làm chậm quá trình này. Cân nặng sẽ vừa giảm khi quá trình trao đổi chất chậm lại và sẽ nhanh chóng tăng trở lại khi bạn dừng ăn kiêng. Vì thế mà ta nên sử dụng giwngf hằng ngày để giải quyết vấn đề này.
Các cách sử dụng gừng
Trà gừng
Cách sử dụng
Ta sử dụng gừng tươi hay là gừng xay pha thêm chút nước ấm hay có thể sử dụng túi trà được chế biến sẵn. Bạn nên sử dụng một ly trà gừng nếu như cảm thấy buồn nôn hay với mục đích ổn định dạ dày sau khi ăn thì bạn sẽ cảm thấy khá hiệu quả.
Tác dụng của trà gừng
Trong trà gừng chứa nhiều thành phần như zingerone, shogaol, gingerol và paradol có lợi cho sức khỏe. Vì thế mà trà gừng có tác dụng sau:
- Trị ho: Gừng có hoạt chất gingerol có tác dụng kháng viêm giúp trị ho.
- Giảm cân: Trà giúp tránh được cảm giác thèm ăn, giàm hấp thụ chất béo và làm cho quá trình phân hủy mỡ diễn ra thuận lợi hơn.
- Giúp tăng cường hệ miễn dịch và chống say tàu xe.
- Giảm đau, cải thiện một số vấn đề về hệ tiêu hóa
Gừng mật ong
Cách sử dụng
- Ta nên sử dụng 2-3 ly trà gừng vì nếu lạm dụng sử dụng nhiều người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ như buồn nôn, ợ nóng, nổi mụn hay dị ứng,…
- Nên uống trà gừng mật ong vào buổi sáng, buổi chiều hay sau khi ăn khoảng 1-2 tiếng.
- Ta chỉ nên dùng 2-3 muỗng cà phê mật ong hằng ngày, tránh lạm dụng nhiều vì sẽ làm tăng lượng đường trong máu.
- Ta tránh pha khi trà còn quá nóng sẽ dẫn đến việc một số dưỡng chất trong mật ong và các enzym hữu ích bị phá hủy, nên pha ở nhiệt độ nước khoảng 30-40 độ C.
Tác dụng của gừng và mật ong
Trong mật ong chứa các vitamin như B,C,D,E nên có các tác dụng sau:
- Chữa trị hen suyễn và một số bệnh về đường hô hấp khác
- Tăng cường lưu thông máu
- Giảm viêm hiệu quả
Kẹo gừng
Cách sử dụng
Ta cần tuân thủ đúng hướng dẫn trên bao bì nếu chọn loại kẹo gừng có sẵn còn nếu kẹo gừng tự làm thì ta nên sử dụng một lượng vừa phải để tránh gây sâu răng.
Tác dụng của kẹo gừng
Kẹo gừng có thể giúp chống viêm và giữ ấm, chống nôn hiệu quả và tốt cho cổ họng chúng ta. Ngoài ra, kẹo gừng có thể mang đi mọi lúc mọi nơi, bạn có thể sử dụng kẹo gừng mềm hay cứng tùy theo sở thích của bạn.
Như vậy, bài viết trên đã cung cấp cho chúng ta một cách đầy đủ nhất về cách tác dụng của gừng cũng như cách sử dụng nó. Hy vọng bài viết trên sẽ hữu ích đối với bạn để bạn sử dụng gừng một cách hiệu quả và an toàn.