Khổ qua hay mướp đắng là một thực phẩm có vị đắng do vậy không được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, nếu bạn biết được những tác dụng đáng kinh ngạc mà mướp đắng đem lại thì chắc chắn bạn sẽ bổ sung ngay thực phẩm này vào các bữa ăn hàng ngày. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây ngay nhé.
1 Những điều nên biết về khổ qua (mướp đắng)
Tên khác: Khổ qua, Hồng dương, Cẩm lệ chi,…
Tên khoa học: Momordica charantia L., Cucurbitaceae thuộc họ Bầu bí
1.1 Đặc điểm thực vật
Khổ qua có tên tiếng anh là Bitter Lemon, là thực vật nhỏ thân leo bằng tua cuốn.
- Thân cây có cạnh đường kinh khoảng 3-6mm
- Lá khổ qua màu xanh lục chia thành 4-5 thùy, dài từ 5-10cm và rộng 4-9cm. Phiến lá thường có lông nhỏ bao phủ, mặt dưới màu nhạt hơn mặt trên.
- Hoa mướp đắng mọc có nách lá, màu vàng nhạt và có cuống dài.
- Quả hình trứng thuôn dài từ 8-15cm, mặt ngoài sần sùi. Quả lúc non màu xanh và chuyển vàng hồng khi chín. Hạt quả có màu xanh nhạt, dài từ 13-15mm, rộng 7-8mm và khi chín có màng màu đỏ bao bên ngoài tương tự như màng của hạt gấc.
1.2 Phân loại khổ qua
Khổ qua hiện nay gồm 4 loại như sau:
- Khổ qua rừng (mướp đắng rừng) mọc hoang tự nhiên trong rừng, quả nhỏ chỉ bằng 2 ngón tay, vỏ sần sùi nhưng hàm lượng dược chất cao gấp 10 lần so với khổ qua nhà trồng.
- Khổ qua trắng là loại cả phần vỏ và phần thịt đều màu trắng, còn được gọi là mướp đắng bạch tuyết
- Khổ qua trái xanh là loại khổ qua được trồng chủ yếu trong sân vườn nhà, có màu xanh.
- Khổ qua trái tim: Loại này giống với khổ qua xanh nhưng có hình trái tim và vị không đắng nên rất được ưa chuộng.
1.3 Phân bố và thu hái
Khổ qua được trồng phổ biến khắp nước ta, chủ yếu dùng làm thực phẩm. Quả được thu hoạch vào tháng 5-7 hàng năm.
Khổ qua thường được dùng tươi hoặc phơi khô dùng dần. Đối với hạt, thu hoạch khi quả chín sau đó đem phơi khô.
1.4 Thành phần dinh dưỡng trong khổ qua
Theo nghiên cứu, mướp đắng chứa nhiều thành phần hóa học rất đa dạng gồm b-sitosterol-b-D-glucoside, charantin, saponin, adenine, beatin, vitamin B1, vitamin C, alcaloid, momordicin, dầu, chất đắng, carotene,…
2. 10 tác dụng của khổ qua đối với sức khỏe
Khổ qua được xem là thảo dược quý trong điều trị nhiều bệnh như tiểu đường, gout, bệnh chàm,…
2.1 Khổ qua hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Khổ qua chứa polypeptide-p, vicine, momant và charantin có tác dụng hạ đường huyết, giảm lượng glucose máu. Các chất này di chuyển glucose từ máu đến các tế bào, đồng thời giúp gan và cơ chuyển hóa và lưu trữ glucose tốt hơn.
SẢN PHẨM LIÊN QUAN
Chính vì vậy dùng mướp đắng có thể giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường rất hiệu quả.
Tin liên quan
2.2 Giảm nguy cơ mắc bệnh Gout
Các thành phần vitamin A, C, E, Canxi, Magie,… cùng với protein trong mướp đắng có tác dụng làm giảm lượng acid uric trong máu rất tốt cho người bệnh gout.
SẢN PHẨM LIÊN QUAN
2.3 Khổ qua giảm các triệu chứng viêm
Khổ qua chứa nhiều Polyphenol có tác dụng giảm các triệu chứng viêm trong cơ thể.
2.4 Tác dụng cải thiện bệnh chàm
Khổ qua giàu kẽm – hoạt chất có vai trò quan trọng trong việc chữa lành các bệnh nhiễm trùng mãn tính, giúp cơ thể chữa lành da rất tốt.
2.5 Duy trì mức huyết áp
Kali là chất có vai trò làm giãn tĩnh mạch, giảm sức căng của các mạch máu do đó giúp hạ huyết áp rất tốt. Kali có nhiều trong khổ qua, chính vì vậy bổ sung khổ qua mỗi ngày sẽ giúp huyết áp của bạn được duy trì ở mức ổn định tốt hơn.
2.6 Khổ qua là thuốc giải độc tự nhiên
Khổ qua chứa chất giải độc và bảo vệ gan bằng các enzyme như Glutathion-transferase, Catalase, Perosidase,… từ đó ngăn ngừa độc tính hiệu quả.
2.7 Khổ qua giúp tim khỏe hơn
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khổ qua có khả năng làm giảm cholesterol bằng cách thúc đẩy quá trình bài tiết cholesterol qua acid mật. Hơn thế nữa, khổ qua cũng giàu chất xơ, kali, vitamin và chất chống oxy hóa giúp tim khỏe mạnh hơn.
2.8 Tác dụng tăng khả năng miễn dịch
Momordica anti-human immuno virus protein (MAP30) là một protein có trong khổ qua có tác dụng hỗ trợ nhiều chức năng của hệ thống miễn dịch, tăng khả năng miễn dịch và bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh nhiễm trùng, bệnh tiềm ẩn.
2.9 Ngăn ngừa ung thư
Hợp chất chống oxy hóa có trong khổ qua được chứng minh là có tác dụng chống lại các gốc tự do hiệu quả.
2.10 Khổ qua giúp cải thiện thị lực
Khổ qua giàu vitamin A, E, C có tác dụng ngăn ngừa các bệnh về mắt như thoái hóa điểm vàng.
3 Cách sử dụng khổ qua hiệu quả nhất
Để sử dụng khổ qua, bạn đọc có thể dùng khổ qua như một món ăn hàng ngày hoặc kết hợp với các dược liệu khác tạo thành bài thuốc chữa bệnh hiệu quả.
3.1 Bài thuốc từ khổ qua
Bài thuốc chữa đau mắt
Bài thuốc này là sự kết hợp của khổ qua và đăng tâm. Đầu tiên, đem đăng tâm đi sắc lấy nước rồi ăn khổ qua đã rửa sạch, cắt nhỏ kết hợp với uống nước sắc đăng tâm.
Bài thuốc trị mụn nhọt
Lấy một vài quả mướp đắng tươi đem rửa sạch, nghiền nát rồi đắp trực tiếp lên da. Sau 20 phút thì rửa sạch.
Trà mướp đắng giúp giải khát và thanh nhiệt
Lấy 1-2 quả mướp đắng tươi, cắt bỏ 2 đầu, rửa sạch sau đó thái lát mỏng, phơi hoặc sấy khô. Khi dùng lấy một ít trà hãm với nước sôi và dùng trực tiếp.
Bài thuốc điều trị tăng huyết áp
Chuẩn bị: 250g khổ qua tươi, gừng băm, muối, dầu mè, nước tương, bột nêm, hành hoa
Thực hiện:
- Khổ qua đem rửa sạch, bỏ hạt và trụng qua nước sôi trong 3 phút
- Thái sợi, trộn đều với các nguyên liệu còn lại cho vừa miệng và dùng trực tiếp.
3.2 Món ăn ngon từ khổ qua
Khổ qua chế biến được nhiều món ăn đặc sắc với hương vị thơm ngon. Bạn đọc có thể tham khảo các món ăn dưới đây và áp dụng nhé.
Khổ qua xào trứng
Nguyên liệu: khổ qua tươi thái lát, trứng, tỏi băm, hạt nêm, dầu mè, tiêu, rượu, nước tương.
Các bước tiến hành:
- Cho một chút dầu vào chảo và đun nóng, phi thơm tỏi
- Thêm khổ qua đã thái lát vào xào khoảng 3-4 phút cho đến khi mềm. Cho bột nêm và chút nước vào đảo đều.
- Đổ hỗn hợp trứng đã trộn gia vị nước tương, dầu mè, tiêu, rượu vào và đợi hỗn hợp động lại một chút.
- Lật các lát khổ qua vài lần cho trứng chín và tắt bếp, cho ra đĩa thưởng thức.
Khổ qua nhồi thịt
Nguyên liệu: 3 trái khổ qua, 300-350g thịt lợn xay, gia vị khác
Ảnh 6 – Khổ qua nhồi thịt – món ngon từ khổ qua
Các bước tiến hành
- Cắt khổ qua thành từng khoanh dày khoảng 1,5cm và dùng thìa nạo sạch phần hạt bên trong. Ngâm trong nước muối loãng 10-15 phút, vớt ra và để ráo nước.
- Thịt lợn xay đem trộn đều với hành tím băm nhỏ, tỏi băm, gừng xay và gia vị vừa ăn
- Nhồi nhân thịt lợn vào bên trong khổ qua. Lưu ý nhồi đến khi thịt hơi phồng lên trên mép vì khi chín thịt sẽ bị co lại.
- Xếp tên đĩa hấp cách thủy. Có thể rưới thêm 2 thìa cà phê tỏi và dầu hẹ cho thơm
- Đun sôi nước trong nồi hấp khoảng 25-30 phút là có thể dùng được.
Trà khổ qua
Cách làm trà khổ qua vô cùng đơn giản.
Nguyên liệu: khổ qua tươi hoặc khô, mật ong hoặc siro, nước
Các bước tiến hành:
- Đun sôi 200mL nước trên bếp rồi cho các lát mướp đắng vào nồi, khuấy đều để các chất dinh dưỡng ra hết.
- Tắt bếp, thêm mật ong và đợi trong vài phút
- Gạn lấy phần nước trà và thưởng thức.
4. Tác dụng không mong muốn của khổ qua
Mặc dù khổ qua đem đến nhiều tác dụng tuyệt vời, tuy nhiên nếu dùng quá nhiều có thể gây ra một số tác dụng bất lợi như:
- Dị ứng
- Phụ nữ có thai có thể gặp các cơn co thắt sớm và dễ gây sảy thai
- Tiêu chảy, nôn, đau đầu
- Hạ huyết áp quá mức dẫn tới hôn mê ở người huyết áp thấp.
- Tổn thương gan
- Ăn nhiều hạt khổ qua có thể gây độc cho tế bào hồng cầu.
Do vậy, khi sử dụng cần hết sức lưu ý để không gặp những tác dụng này nhé.
Như vậy, bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc những kiến thức hữu ích về khổ qua (mướp đắng). Hi vọng qua bài viết này bạn đọc sẽ áp dụng được nhiều phương pháp chế biến khổ qua cũng như các bài thuốc từ khổ qua trong điều trị bệnh.
Nếu cần tìm hiểu thêm về thảo dược cải thiện bệnh tiểu đường và bệnh Gout, hãy liên hệ ngay tới hotline dưới đây để được tư vấn miễn phí nhé.
Chúc các bạn độc giả một ngày mới vui vẻ, tràn ngập sức khỏe và đừng quên đánh giá, bình luận và chia sẻ bài viết để mọi người biết nhiều hơn nhé!