Trang chủ » Dược liệu xanh » Những mẹo hay chữa bệnh từ lá trầu không

Những mẹo hay chữa bệnh từ lá trầu không

  • Ngày đăng: 09-03-2021

Lá trầu không được sử dụng từ xa xưa để nhai trầu. Tuy nhiên, lá trầu không còn có tác dụng chữa nhiều loại bệnh, đặc biệt là bệnh về xương khớp, phụ khoa, bệnh về da. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để nắm rõ về tác dụng và cách dùng lá trầu không hiệu quả nhé.

Ảnh 1 - Lá trầu không được dùng từ xưa để ăn trầu
Ảnh 1 – Lá trầu không được dùng từ xưa để ăn trầu

1 Đặc điểm lá trầu không

Lá trầu không có màu xanh đậm, là lá của cây trầu không – một cây dây leo được trồng phổ biến ở nước ta.

1.1 Tên cây, tên khoa học

Cây trầu không có tên khoa học là Piper betle L., Piperaceae thuộc họ Hồ tiêu.

1.2 Mô tả hình dáng lá trầu không

Trầu không là cây dây leo thân nhẵn, lá có cuống có bẹ dài khoảng 1,5-3,5mm. Phiến lá hình trái xoan dài từ 10-30cm, rộng từ 4,5-9cm có gốc hơi không cân, hình trái tim với mũi nhọn ở đầu lá. Gốc lá thường có 5 gân.

Hoa trầu không thường mọc thành bông và khác gốc. Quả trầu không mọng, tròn và có lông mềm ở đỉnh. Mùa hoa quả thường vào tháng 5-8.

1.3 Phân bố và thu hái

Trầu không là cây ưa ẩm, ưa sáng và có thể chịu bóng, đặc biệt sinh trưởng mạnh trong mùa mưa do đó thường mọc tự nhiên, phân bố khắp cả nước và được trồng thành giàn lấy bóng râm. Lá được thu hoạch quanh năm, cả lá tươi và lá khô, có khi tán bột để dùng dần.

Ảnh 2 - Trầu không được trồng thành giàn lấy bóng râm
Ảnh 2 – Trầu không được trồng thành giàn lấy bóng râm

1.4 Thành phần hóa học lá trầu không

Lá trầu không chủ yếu chứa tinh dầu thơm có vị nồng từ 0,8-1,8%, chủ yếu là 2 phenol Betel-phenol là đồng phân của Eugenol và Chavicol kèm theo nhiều hợp chất Phenolic khác.

Ngoài ra, theo phân tích của y học hiện đại, trong lá trầu không còn chứa nhiều hợp chất quý khác như Eugenol, Carvacrol, Allylcatechol, Cineol, tanin,… cùng nhiều vitamin, acid amin.

2 Tính vị và công năng lá trầu không

Theo quan điểm của y học cổ truyền, lá trầu không có tính ấm, vị cay nồng, mùi thơm hắc quy vào kinh phế, tỳ, vị.

Do đó, lá trầu không có công dụng:

  • Chữa phong thấp nhức mỏi, đầy hơi khó tiêu, đau bụng, vết thương nhiễm trùng
  • Hen suyễn, ho có đờm, cảm mạo, bệnh ngoài da như mề đay, ghẻ ngứa,..
  • Chữa ho, khó thở khi kết hợp với gừng
  • Phòng bệnh viêm họng
  • Làm săn da, làm chất kích thích, chất lợi nước bọt và dự phòng bệnh lỵ, sốt rét.
Tính vị và công năng lá trầu không
Tính vị và công năng lá trầu không

3 Tác dụng của lá trầu không

Lá trầu không được sử dụng rộng rãi trong dân gian để hỗ trợ điều trị các bệnh như bệnh Gout, đái dắt, suy nhược thần kinh, táo bón, viêm nhiễm vùng kín,..

3.1 Lá trầu không cải thiện bệnh Gout

Với lượng lớn tinh dầu, các hợp chất phenol nên lá trầu không có tác dụng chữa viêm khớp chống viêm, giảm đau khớp và phục hồi hư tổn tại khớp. 

Ngoài ra, lá trầu không còn giúp đào thải các chất cặn bã ra khỏi cơ thể, đặc biệt là acid uric từ đó giảm nồng độ acid uric trong máu, cải thiện bệnh Gout.

Ảnh 3 - Lá trầu không chữa bệnh Gout hiệu quả
Ảnh 3 – Lá trầu không chữa bệnh Gout hiệu quả

Người bệnh có thể áp dụng cách làm sau đây để chữa bệnh gout từ lá trầu không

  • Hái một nắm lá trầu không tươi đem rửa sạch và vò nát. Chọn lá càng to càng tốt.
  • Cho lượng lá trầu không trên vào đun với 1 lít nước. Sau khi sôi thì vặn nhỏ khoảng 10 phút để các hoạt chất, tinh dầu được hòa tan trong nước. Chú ý không đun lửa to và lâu để tránh bay hơi hết tinh dầu.
  • Lọc bỏ bã, chờ nguội và pha thêm nước để nhiệt độ ấm ấm khoảng 40-50 độ C thì ngâm chân 20 phút. 
  • Kiên trì thực hiện cho đến khi tình trạng thuyên giảm.

Lưu ý bài thuốc này thích hợp cho người bị Gout ở khớp bàn chân, ngón chân. Chỉ ngâm khi chân không có vết thương hở, nếu có cần để cho vết thương khỏi hẳn rồi mới tiến hành ngâm.

Tin liên quan

Ngoài ra, có thể dùng lá trầu không và nước dừa chữa bệnh Gout rất tốt như sau:

  • Lấy một nắm lá trầu không tươi rửa sạch, cắt nhỏ hoặc giã nhuyễn rồi bỏ vào trong nước dừa rồi đậy nắp lại.
  • Ngâm 30 phút rồi chắt nước dừa ra ly uống. Sử dụng trong 3-4 tuần để thấy rõ tác dụng.
Ảnh 4 - Kết hợp lá trầu không nước dừa chữa gout
Ảnh 4 – Kết hợp lá trầu không nước dừa chữa gout

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

-9%
Hết hàng
165.000 150.000 Xem thêm
155.000 Xem thêm
-12%
Hết hàng
250.000 220.000 Xem thêm

3.2 Lá trầu không chữa bệnh đái dắt

Lá trầu không, rễ cau mỗi vị 10g đem sắc lấy nước uống. Mỗi ngày dùng một thang, kiên trì trong vài ngày đến khi khỏi bệnh.

3.3 Lá trầu không chữa viêm phụ khoa

Trong thành phần lá trầu không có các hoạt chất có tác dụng ức chế các chủng vi khuẩn, nấm chống lại các sự phát triển và gây bệnh của các tác nhân này. Đồng thời, tinh dầu trong lá trầu không có khả năng chống viêm, sát khuẩn và làm lành vết thương rất tốt do đó rất hiệu quả khi dùng lá trầu không trị ngứa vùng kín.

Chị em có thể dùng lá trầu không chữa ngứa vùng kín như sau:

  • Lấy một nắm lá trầu không rửa sạch để loại bỏ vi khuẩn và bụi bẩn, sau đó vò nát lá.
  • Cho lá trầu không vào ấm nước đun sôi với chút muối
  • Vớt lá trầu không ra, đổ nước ra chậu để nguội rồi rửa bên ngoài vùng kín hoặc đổ cả lá và nước ra bô ngồi xông vùng kín đến khi nước nguội.
  • Lau khô vùng kín bằng khăn bông mềm. Sử dụng 2-3 lần mỗi tuần để thấy rõ hiệu quả.
Ảnh 5 - Lá trầu không chữa viêm nhiễm phụ khoa
Ảnh 5 – Lá trầu không chữa viêm nhiễm phụ khoa

3.4 Lá trầu không chữa đau dạ dày

Lá trầu không không chỉ có tác dụng kháng khuẩn mà còn có khả năng loại bỏ các gốc tự do và cân bằng lượng acid trong dạ dày, giúp dạ dày tiết ít dịch hơn. Bên cạnh đó, các tinh chất có trong lá trầu không còn kích thích quá trình giãn nở và co thắt cơ vòng giúp giảm đau, trào ngược dạ dày.

Người bệnh có thể áp dụng theo cách sau để chữa đau dạ dày:

  • Lấy một lượng lá trầu không ngâm nước muối 15 phút và vớt ra cho ráo nước
  • Vò nát và đổ vào ấm đun nước chứa sẵn ¾ lượng nước, đặt lên bếp đun với lửa vừa phải trong khoảng 15 phút.
  • Tắt bếp, để nguội nước và rót ra cốc, ngày dùng một cốc sau ăn trưa khoảng 1 tiếng. Kiên trì dùng trong 1 tháng sẽ thấy bệnh giảm rõ rệt.

3.5 Lá trầu không điều trị suy nhược thần kinh

Lấy nước cốt lá trầu không trộn với một thìa mật ong rồi uống sẽ giúp giảm các tình trạng đau dây thần kinh, mệt mỏi, đau đầu, suy nhược thần kinh.

3.6 Lá trầu không giảm đau lưng

Bài thuốc này rất đơn giản, chỉ cần dùng lá trầu không hơ nóng trộn với dầu dừa, sau đó đắp vào thắt lưng sẽ thấy cơn đau được giảm hẳn.

Ảnh 6 - Lá trầu không chữa đau lưng hiệu quả
Ảnh 6 – Lá trầu không chữa đau lưng hiệu quả

3.7 Lá trầu không rửa vết thương

Bài thuốc này gồm các vị thuốc lá trầu không, lá cỏ răng cưa, lá thanh táo với lượng bằng nhau. Đem giã nát các vị thuốc trên rồi đắp lên vết thương.

Ngoài ra, bạn có thể dùng 40g lá trầu không tươi rửa sạch, đun với 2 lít nước sôi trong 15-20 phút sau đó để nguội, gạn lấy nước trong, thêm 8g phèn phi vào đánh tan và rửa vết thương.

3.8 Lá trầu không chữa mụn nhọt

Lấy lượng bằng nhau lá trầu không, lá thồm lồm, hoa dâm bụt đem giã nát rồi đắp lên da sẽ thấy mụn thuyên giảm.

4 Lưu ý khi sử dụng lá trầu không

Mặc dù lá trầu không đem đến nhiều công dụng chữa bệnh tuyệt vời, tuy nhiên khi sử dụng cần lưu ý những điều sau:

  • Không đắp lá trầu không tại vị trí bị Gout hay viêm loét, hở da vì có thể gây nhiễm trùng khiến bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn.
Ảnh 7 - Lưu ý khi dùng lá trầu không
Ảnh 7 – Lưu ý khi dùng lá trầu không
  • Thời gian ngâm chân vào nước trầu không không nên quá lâu bởi có thể dẫn đến hạ huyết áp, đau đầu do lưu thông tuần hoàn quá mức.
  • Các bài thuốc trên đa số tự làm tại nhà do đó có thể không đảm bảo vệ sinh an toàn và có thể gây dị ứng trên một số cơ địa do đó cần tiến hành kiểm tra thử trong vòng 24h xem có bị dị ứng không, nếu không có biểu hiện gì bất thường thì có thể sử dụng.

Như vậy bài viết trên đã giúp bạn đọc nắm rõ những đặc điểm, tác dụng và các bài thuốc chữa bệnh từ lá trầu không. Áp dụng ngay những bài thuốc đơn giản này để điều trị bệnh ngay nhé.

Nếu cần tìm hiểu thêm về thảo dược chữa bệnh Gout, hãy liên hệ ngay tới hotline dưới đây để được tư vấn miễn phí nhé.

0832 555 828

Chúc các bạn độc giả một ngày mới vui vẻ, tràn ngập sức khỏe và đừng quên đánh giá, bình luận và chia sẻ bài viết để mọi người biết nhiều hơn nhé!

0832 555 828