Nấm rơm là món ăn quen thuộc và đơn giản chế biến trong bữa ăn hằng ngày của người dân Việt Nam vừa đem lại giá trị dinh dưỡng cao vừa mang lại nhiều tác dụng với sức khỏe con người. Vậy nấm rơm là gì, có những tác dụng gì? Bạn hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Tổng quan về nấm rơm
Nấm rơm là gì?
Nấm rơm có tên khoa học là Volvariella volvacea, thuộc họ Pluteaceae, tên tiếng anh là straw mushrooms. Ngoài ra, nấm rơm còn có tên gọi khác là nấm cỏ, nấm phụ tử, nấm Trung Quốc, nấm rơm lúa và nấm ngọc cẩu.
Loại nấm này sinh trưởng và phát triển tốt trên rơm rạ nên có tên gọi là nấm rơm lúa. Ngoài ra, nó có tên gọi là nấm Trung Quốc vì nơi đây loại nấm này được bắt đầu trồng nhân tạo, ở nhiệt độ 28 – 35 độ C là nấm phát triển tốt nhất. Nấm mọc thành cụm ở một số vị trí như lá mục, dăm gỗ, phân động vật, gỗ mục,…
Thành phần của nấm rơm
Trong 100 gam nấm có chứa
- Chất đạm: 5,94%
- Tro: 1,14%
- Carbohydrate: 0,59%
- Chất béo: 0,17%
- Chất xơ: 1,56%
- Phốt pho: 17 mg
- Sắt: 1,9 mg
- Vitamin B1: 0,15 mg
- Vitamin B2: 0,75 mg
- Vitamin C: 12,40 mg
Kỹ thuật trồng nấm rơm
Tình trạng thực phẩm bẩn trên thị trường hiện nay đang diễn biến hết sức phức tạp, vì thế nhiều hộ gia đình đang áp dụng một số phương pháp trồng rau sạch tại nhà. Với nấm rơm cũng vậy, bằng một số vật dụng hàng ngày ta có thể trồng nấm rơm hoàn toàn tại nhà. Có 2 cách trồng nấm rơm là trồng trên rơm ủ mục và trên mùn cưa.
Chuẩn bị nguyên vật liệu
- Pha nước vôi: Ta pha vôi và nước với tỉ lệ 4 – 5 kg vôi / mét khối nước để xử lý rơm, tùy thuộc lượng rơm cần xử lý mà ta pha lượng nước vôi như thế nào.
- 1 gói nấm men (meo nấm rơm)
- Rơm rạ (ngâm sẵn với nước vôi)
- Rổ nhựa (rổ có đường kính khoảng 50 – 60cm và lỗ to )
- Bèo tây, cám gạo, bột mì hay bột đậu
- Lồng gà hay khung bằng nhựa
Các bước thực hiện
- Ta bẻ nấm trong túi một cách vừa phải, không cần quá nhuyễn. Ta thêm 1 thìa cà phê bột mì và chia nấm thành 2 phần bằng nhau, mỗi túi nấm rơm có thể trồng vào 2 rổ.
- Ta ngâm rơm vào nước sau một đêm rồi đặt vào rổ cao khoảng 2-3cm và ấn chặt. Tiếp đó rắc cám nhuyễn hay bèo tây cắt nhỏ lên, nên chú ý sẽ dễ bị hư hỏng nếu ta bổ sung quá nhiều.
- Ta rắc nấm vào trung tâm rổ để lên men được lớp thứ nhất, lớp thứ 2 và 3 tiến hành tương tự rồi phủ rơm lên lớp thứ 3 và tưới nước ra rổ cho ngấm.
- Tiếp đó, ta đặt rổ nấm rơm vừa chuẩn bị lên diện tích không gian đã được chuẩn bị sẵn, ta đặt cao so với mặt đất khoảng 8 – 10 cm.
- Cuối cùng, ta lấy khung tre đậy rổ lại và nên dùng thêm lưới lan che bên ngoài để giữ ấm cho nấm.
Tác dụng của nấm rơm
Nấm rơm giúp giảm hàm lượng cholesterol
Trong nấm rơm chứa chất đạm, hàm lượng carbohydrate và không chứa chất béo xấu. Ngoài ra, trong nấm rơm chứa lượng chất xơ và enzyme cao giúp đốt cháy lượng cholesterol ở hệ tiêu hóa.
Nấm rơm giúp tăng cường sức đề kháng
Trong nấm rơm có hàm lượng ergothioneine giúp bảo vệ cơ thể từ một số gốc tự do vì nó là một chất chống oxy hóa mạnh. Nhờ tác dụng này mà cơ thể nâng cao được sức đề kháng, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng do nấm men hay vi khuẩn. Bên cạnh đó, thành phần vitamin A,B hay C trong nấm rơm có tác dụng tốt cho hệ thống miễn dịch, giúp tăng khả năng chữa lành các vết thương hay vết loét.
Nấm rơm giúp giảm các gốc tự do
Trong nấm rơm có hàm lượng selen giúp làm giảm các gốc tự do.
Nấm rơm giúp tim mạch được khỏe hơn
Trong nấm rơm chứa hàm lượng chất khoáng khá cao, đặc biệt là đồng và kali giúp chống lại sự tấn công của vi khuẩn, giúp các cơ quan nội tạng tránh khỏi sự tấn công của vi khuẩn.
Bên cạnh đó, nấm rơm có hàm lượng kali cao giúp duy trì các mạch máu tốt hơn. Vì thế, ăn nấm rơm có lợi cho sức khỏe tim mạch.
Nấm rơm giúp xương chắc khỏe hơn
Trong nấm rơm rất giàu canxi và vitamin D giúp tăng cường hệ xương rất tốt, giúp xương chắc khỏe hơn.
Nấm rơm giúp các tế bào ung thư ức chế được sự phát triển
Các tế bào ung thư vú hay ung thư tuyến tiền liệt có tác dụng rất hiệu quả nhờ vào 2 thành phần của nấm rơm là axit linoleic và beta-glucan.
- Axit linoleic có tác dụng làm giảm hormone estrogen của acid linoleic và ức chế sự phát triển của tế bào ung thư vú vì nếu hormone estrogen quá cao sẽ làm tăng nguy cơ ung thư vú.
- Beta-glucan giúp ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư tuyến tiền liệt, selen giúp ngăn chặn và giảm số lượng tế bào ung thư.
Nấm rơm tốt cho người mắc bệnh tiểu đường
Trong nấm rơm chứa carbohydrate, insulin và chất béo thấp rất tốt cho bệnh tiểu đường. Nhờ lượng kháng sinh trong nấm rơm giúp bạn tránh nguy cơ nhiễm trùng vết thương mà tiểu đường gây ra. Bên cạnh đó, ta nên ăn nấm rơm sẽ giúp đem lại tác động tích cực lên gan, tuyến tụy cùng một số tuyến nội tiết khác nhờ đó tăng sản xuất insulin.
Nấm rơm làm cho cơ thể tăng trưởng và phát triển
Protein là chất cần thiết cho sự phát triển và tăng trưởng của cơ thể. Trong nấm rơm có hàm lượng protein không chứa chất béo nên rất tốt cho những người cholesterol máu cao. Vì thế mà ta nên sử dụng nấm rơm trong thời kỳ phát triển sẽ đem lại nhiều tác dụng hữu ích.
Nấm rơm có khả năng kháng khuẩn tốt
Nấm rơm có các thành phần như flavonoid, tannin, triterpenoids, alkaloid, anthraquinones giúp chống lại một số vi khuẩn như Pseudomonas aeruginosa, Streptococcus pyogenes, Staphylococcus aureus và Klebsiella pneumoniae
Nấm rơm giá bao nhiêu 1kg ?
Trong thị trường hiện nay, nấm rơm được bán với giá khoảng 80 000 – 150 000 VNĐ / kg. Đây là mức giá khá cao, cao hơn so với nấm bào ngư và ngang ngửa với đùi gà, sò tím. Ngoài ra, nấm rơm cũng được sấy khô và bán với giá dao động trong khoảng 600 000 – 800 000 VND / kg.
Các món ngon từ nấm rơm
Nấm rơm xào
Chuẩn bị nguyên liệu
- Nấm rơm: 500 gram
- Nước tương, muối, hạt tiêu xay
- Dầu ăn thực vật: 2 muỗng canh
- Đường, bột ngọt, hạt tiêu chay.
Các bước thực hiện
- Ta rửa sạch nấm rơm, ngâm với nước muối loãng trong 10 phút rồi vớt nấm ra, để ráo và cắt đôi. Ta thêm 1 muỗng nước tương và ½ muỗng hạt nêm chay và ướp trong 10 phút.
- Ta thêm chút nước tương, nước lọc + muối cho vừa khẩu vị rồi bật bếp đến khi nước trong nồi sôi. Cho thêm chút dầu ăn + hạt tiêu và tắt bếp.
- Cuối cùng, ta cho nấm rơm xào ra đĩa và thưởng thức.
Nấm rơm kho tiêu
Chuẩn bị nguyên liệu
- Nấm rơm 200 gram
- Hành lá
- Gia vị: dầu ăn, muối, đường, tiêu, nước tương, hạt nêm.
Các bước thực hiện
- Ta rửa sạch nấm rơm và ngâm với nước gạo để khử mùi và giúp nấm trắng hơn. Kế tiếp, ta trần qua nước sôi và vớt ra để ráo, thêm gia vị đảo đều và ướp trong 15 phút.
- Ta bật bếp, cho dầu ăn, thêm hành và phi thơm lên rồi cho nấm vào đảo đều. Ta cho gia vị và kho đến khi phần nước trong chảo còn ⅓ thì cho hành vào, rắc thêm ít hạt tiêu rồi tắt bếp
- Như vậy, ta đã có một đĩa nấm rơm kho tiêu ăn cùng cơm ngon tuyệt rồi đó.
Nấm rơm kho đậu hũ
Chuẩn bị nguyên liệu
- Nấm rơm: 500gr
- Đậu hũ: 4 miếng
- Gia vị: đường, hạt tiêu, nước tương, bột ngọt.
- Hành lá, ớt.
Cách thực hiện
- Ta rửa sạch nấm rơm, ngâm với nước muối khoảng 10 phút và rửa sạch hành lá, cắt riêng đầu và phần thân rồi ta ướp gia vị cho vừa đủ.
- Ta thêm 2 muỗng dầu vào chảo, cho hành phi thơm cùng với nấm rơm, ta xào cho đến khi nấm rơm săn lại rồi cho đậu hũ vào xào, đảo đều đến khi đậu hũ thấm đều gia vị.
- Ta kho trong vài phút để cho nguyên liệu chín đến khi nước hơi cạn thì tắt bếp rồi rắc thân hành lên bên trên.
- Như vậy là ta đã có món nấm rơm kho đậu hũ.
Người bị bệnh gout có ăn được nấm rơm không?
Người bị bệnh gout có thể sử dụng nấm rơm bởi một số lý do sau đây
- Nấm rơm chứa các thành phần có lợi cho sức khỏe như khoáng chất, vitamin,…
- Nấm rơm còn được sử dụng trong các bài thuốc Đông y, có tác dụng rất tốt đối với thận và gan – 2 cơ quan rất quan trọng đối với người bệnh gout.
- Trong nấm rơm có lượng purin thấp nên ta có thể đưa nấm rơm vào thực đơn của người bị gout mà không sợ bị ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh.
Như vậy, bài viết trên đã cung cấp những thông tin hữu ích về các tác dụng cũng như món ăn ngon từ nấm rơm. Hy vọng bạn đọc sẽ có thêm những hiểu biết để sử dụng loại nấm này một cách an toàn và hiệu quả nha.