Quả dứa dại (hay còn được gọi là dứa rừng) là loại quả phổ biến ở nước ta, mọc hoang ở các tỉnh ven biển. Nó được sử dụng trong thuốc Đông y là một vị thuốc chữa bệnh tiểu đường, sỏi thận và một số bệnh khác. Vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về công dụng của quả dứa rừng này nhé!
1. Tổng quan chung về quả dứa dại
Tên khoa học là: Pandarus tectorius Sol
Thuộc họ dứa dại: Pandanaceae
Một số tên gọi khác: dứa rừng, dứa gai, dứa núi, …
1.1. Hình ảnh cây dứa dại
- Cây dứa dại có đặc điểm cây nhỏ, phân nhánh ở ngọn, cao khoảng 3 – 4m.
- Lá dứa dại mọc ở đầu nhánh thành chùm có nhiều rễ phụ thả xuống đất, hình bản, dài khoảng 1 đến 2m, mép có gai.
- Hoa mọc đơn độc, có màu trắng, mùi rất thơm đặc trưng.
- Quả bầu hình trứng to khoảng 16 – 22cm, có cuống, bề mặt sần sùi, tách thành nhiều múi – đây chính là nguyên liệu làm thuốc.
1.2. Dứa dại và dứa thường khác nhau như thế nào
Nhiều người hay nhầm lẫn giữa hai loại quả này, sau đây Nông Dược Yên Bái sẽ giúp bạn phân biệt như sau:
Dứa thường
- Còn được gọi là trái thơm
- Chứa nhiều nước, có vị chua ngọt và mùi thơm đặc biệt.
- Chủ yếu dùng làm trái cây dùng để ăn hoặc làm nước ép uống hay dùng để nấu ăn.
Dứa dại
- Lá có răng cưa nhọn hơn, dài hơn dứa thường.
- Quả to, có múi giống như quả mít, ở giữa các múi có các vết nứt và khá cứng.
- Tác dụng của dứa dại chủ yếu dùng làm thuốc, đặc biệt tốt với bệnh tiểu đường, bệnh sỏi thận, bệnh gout.
1.3. Quả dứa rừng mọc ở đâu?
Dứa dại thường mọc nhiều ở Thái Lan, Ấn Độ, Myanmar, Trung Quốc và Việt Nam.
Cây ưa mặn, phát triển mạnh ở các tỉnh ven biển, nước mặn, đất liền dọc bờ sông… như ở các tỉnh Bình Thuận, Quảng Nam, Đồng Nai, Đà Nẵng, Quảng Bình, Kiên Giang, …
Xem thêm: Cao gắm chữa bệnh gout
1.3. Bộ phận dùng và thu hái quả dứa rừng
Bộ phận dùng: Rễ, lá, hoa, quả, đọt non đều được sử dụng để làm thuốc.
Thu hái: người dân thường thu hoạch quả vào mùa đông, riêng phần lá, rễ, đọt non có thể thu hoạch quanh năm.
Xem thêm: Dây thìa canh
1.4. Thành phần hóa học của quả dứa dại
Quả dứa có rất nhiều thành phần hoạt chất quý tốt cho sức khỏe cũng như vitamin, chất dinh dưỡng cụ thể như sau:
- Lượng tinh dầu cao lên đến 70%
- Khối lượng nước thơm lớn
- Các hoạt chất chữa bệnh như aldehyd, bromelain, silymarin, benzyl alcohol, methyl ether, linalool, geraniol…
- Các vitamin và khoáng chất
1.5. Quả dứa dại có ăn được không?
Nhiều người thắc mắc cây dứa dại chuyên về chữa bệnh vậy có ăn được không? Câu trả lời là phần đọt non ăn được nhé và thường ăn kèm với rau sống.
2. Tác dụng của quả dứa dại
Vậy quả dứa dại có tác dụng gì? Ngày càng có nhiều người tìm vị dược liệu này về làm các bài thuốc chữa bệnh. Hãy cùng Nông Dược Yên Bái tìm hiểu kỹ hơn nhé!
3.1. Công dụng của quả dứa dại theo Đông y
Theo quan điểm của Đông y quả dứa có vị ngọt, tính mát theo nhiều tài liệu ghi chép dứa dại giúp thanh nhiệt, tiêu độc, ích huyết, bổ tỳ vị, cường tâm, thải sỏi từ đó giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, sỏi thận, viêm gan, một số bệnh ngoài da,…
3.2. Quả dứa dại hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường
Theo kinh nghiệm dân gian bệnh nhân mắc tiểu đường có thể dùng quả dứa dại rửa sạch, thái lát mỏng, phơi khô rồi hãm nước trà uống đều đặn mỗi ngày.
Ngoài ra có thể sử dụng lá dứa dại cắt nhỏ, phơi khô rồi đun sôi pha trà uống hàng ngày.
Tin liên quan
3.3. Tác dụng của quả dứa dại chữa bệnh sỏi thận
Quả dứa dại từ lâu đã nổi tiếng trong chữa bệnh sỏi thận qua bài thuốc đơn giản như sau:
- Bài thuốc 1: Hạt dứa dại 15g, Hạt chuối hột 12g, Kim tiền thảo 18g. Đem sắc uống ngày 1 thang.
- Bài thuốc 2: Dùng 20g mỗi vị cỏ bợ, đọt non cây dứa dại, ngải cứu giã nát, lọc lấy nước uống. Nếu không bị tiểu đường thì cho thêm ít đường cho dễ uống. Sử dụng kiên trì trong 1 tháng để thấy rõ hiệu quả khi đi khám lại.
3.4. Quả dứa dại trị ho do cảm mạo
- Dùng hoa dứa rừng hoặc quả dứa rừng (liều lượng thích hợp) sắc lấy nước uống.
- Dùng liên tục kiên trì đến khi thấy triệu chứng ho thuyên giảm
3.5. Quả dứa dại chữa viêm gan, xơ gan, cổ trướng
Dùng 30g quả dứa dại phơi khô đem rửa sạch sau đó đem đun sôi với nước và uống 2 lần trong ngày
Kiên trì dùng liên tục hoặc kết hợp thêm các vị thuốc mát gan giải độc để tăng thêm hiệu quả chữa bệnh
3.6. Bài thuốc chữa viêm tinh hoàn
Lấy khoảng 30-50g hạt quả dứa dại, 30g lá quất hồng bì, 30g lá tía tô đem rửa sạch và đun nhỏ lửa lấy nước. Khi nước còn ấm thì đem rửa tinh hoàn.
3.7. Dứa dại có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh gout
Trong dứa dại có chất Bromelain có công dụng giảm sưng đau do viêm khớp đặc biệt là viêm khớp do gout.
Cách dùng: quả dứa dại kết hợp với củ ráy đem ngâm rượu, ngày uống 2 ly nhỏ.
Tin liên quan
3.8. Quả dứa dại chữa bệnh tiểu rắt, viêm đường tiết niệu
Đối với bệnh tiểu rắt
Nguyên liệu: dứa dại, râu ngô, cây dừa nước mỗi vị 20g, cam thảo nam, cỏ mần trầu, trần bì mỗi vị 6g, mã đề 8g.
Cách làm: đem tất cả sắc với nước và uống sáng tối, sau vài ngày là thấy đỡ.
Đối với bệnh viêm đường tiết niệu
Nguyên liệu: trái dứa dại, kim ngân hoa, ý dĩ mỗi vị 16g, cam thảo nam và trạch tả mỗi vị 12g.
Cách làm: đem sắc uống mỗi ngày đến khi triệu chứng bệnh thuyên giảm rõ rệt.
4. Cách dùng quả dứa dại như thế nào?
Quả dứa dại trong chữa bệnh thường dùng dưới dạng sắc uống hay đắp ngoài. Liều lượng dạng phơi khô sử dụng thường là:
- Đọt non dùng từ 20 – 30g
- Rễ từ 10 – 15g
- Quả từ 30 – 40g
Dùng uống trong ngày
Quả dứa dại ngâm rượu
Vậy quả dứa dại ngâm rượu có tác dụng gì? Đây là bài thuốc hay đơn giản, dễ dùng được sử dụng rất lâu đời áp dụng cho các bệnh nhân nam mắc các bệnh về gan, thận hay bệnh gout, tiểu đường,…
Chuẩn bị nguyên liệu để ngâm rượu
- Dùng quả tươi do vẫn còn tinh dầu trong quả đem lại mùi thơm hấp dẫn dễ uống hơn.
- Quả chín vừa đủ, vỏ ngoài vàng tươi, chắc thịt, ngửi có mùi thơm.
- Rượu nên chọn rượu nếp ngon, mùi thơm, khoảng 40 độ là được.
- Bình thủy tinh có nắp kín.
Cách ngâm rượu dứa dại
- Rửa sạch bề mặt quả, bổ dọc, tách múi
- Cho dứa vào bình, đổ ngập rượu theo tỷ lệ 3l rượu – 1kg quả.
- Đậy nắp kín sau 3 tháng là có thể sử dụng được. Mỗi ngày uống 2 lần với liều thích hợp.
5. Một số lưu ý khi sử dụng quả dứa dại
Mặc dù quả dứa rừng rất tốt bổ ích với nhiều bệnh nhưng bệnh nhân không nên sử dụng nhiều quá liều lượng cho phép. Nên áp dụng các bài thuốc trong các bệnh nhẹ sẽ thấy hiệu quả rõ rệt hơn. Trường hợp nặng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Trên quả dứa dại có một lớp phấn trắng, có tính độc khá cao, cần làm sạch trước khi sử dụng để tránh nguy hiểm.
Tốt nhất trước khi sử dụng hãy tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ hoặc thầy thuốc Đông y
6. Mua quả dứa dại ở đâu? Giá bao nhiêu?
Hiện nay quả dứa dại thường bán dưới dạng dược liệu khô để dễ bảo quản và sử dụng lâu dài. Bạn có thể mua ở bất cứ cửa hàng thuốc Đông y nào nếu cần và nên mua ở nơi uy tín nhé để tránh mua phải hàng kém chất lượng.
Trên đây, Nông Dược Yên Bái đã giới thiệu chi tiết về thông tin quả dứa dại trong điều trị bệnh đặc biệt bệnh tiểu đường, bệnh gout hay sỏi thận, viêm gan. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc sẽ áp dụng được nhiều cách dùng dứa dại trong chữa bệnh nhé.
Nếu cần tìm hiểu thêm về thảo dược cải thiện bệnh tiểu đường và bệnh Gout, hãy liên hệ ngay tới hotline dưới đây để được tư vấn miễn phí nhé.
Chúc các bạn độc giả một ngày mới vui vẻ, tràn ngập sức khỏe và đừng quên đánh giá, bình luận và chia sẻ bài viết để mọi người biết nhiều hơn nhé!
Tài liệu tham khảo: Quả dứa dại