Trang chủ » Dược liệu xanh » Tỏi – gia vị trong bữa ăn cùng với những công dụng tuyệt vời

Tỏi – gia vị trong bữa ăn cùng với những công dụng tuyệt vời

  • Ngày đăng: 30-04-2021

Tỏi là một loại gia vị thường không thể thiếu trong bữa cơm của người Việt. Ngoài việc mang lạ những lợi ích cho sức khỏe con người, tỏi còn là một vị thuốc điều trị các chứng bệnh như đau nhức, nhiễm trùng da, đau bụng, cải thiện sinh lý ở nam giới,… Vậy những đặc điểm nào của tỏi đã giúp phần làm nên công dụng chữa bệnh ? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Hình ảnh tỏi
Hình ảnh tỏi

Mô tả dược liệu

Tên gọi

  • Tên khoa học : Allium sativum.
  • Tên tiếng Anh : Garlic.
  • Họ : thuộc họ Hành.

Đặc điểm của tỏi

Tỏi là một loại thực vật có họ hàng gần với hành tây, hành tím, thuộc nhóm thực vật thân thảo. Cây tỏi gồm có các bộ phận sau :

  • Rễ : Tỏi có rễ chùm, đó là nơi thu nhận chất dinh dưỡng từ lòng đất.
  • Thân : Thân cây có màu xanh lục, trên đỉnh sẽ mọc hoa. Thân cây còn được gọi là cán hoa, mọc trực tiếp từ dưới củ, vươn thẳng lên, cán hoa thường có chiều cao 55cm.
  • Lá cây tỏi có màu xanh lục.
  • Củ : Củ tỏi nằm phía dưới mặt đất, củ chia thành nhiều múi nhỏ . Củ tỏi có màu trắng nhạt, các múi có mùi hăng, vị cay, tính nóng.
  • Hoa tỏi mọc ra trên một cuống hoa dài, cuống hoa mọc trực tiếp từ củ tỏi. Hoa tỏi thường nở vào độ tháng 5-7 .

Phân loại tỏi

Tỏi thường được chia làm 2 loại là cổ cứng và cổ mềm. Loại cổ cứng dễ bóc vỏ hơn loại cổ mềm nhưng lại có thời gian lưu trữ ngắn hạn hơn trong khi loại cổ mềm có thể lưu trữ đến 8 tháng.

Ngoài ra, tỏi cũng được chia theo tùy vào hình thái, màu sắc phổ biến ở nước ta :

  • Tỏi sứ : Đây là một loại tỏi thuộc cổ cứng, có vỏ màu trắng muốt như sứ, mỗi củ chỉ chứa 4-5 tép và có mùi mạnh.
  • Tỏi đỏ : Là loại có màu tím sẫm bắt mắt, có mùi hương nhẹ và hàm lượng đường cao.
  • Tỏi tía : Là loại cho củ nhỏ, vỏ có màu tía, tép có màu vàng, nhiều dầu, vị cay và thơm.
  • Tỏi sọ tím : Loại này có mùi mạnh và là loại gia vị được ưa thích nhưng khi nấu trên ngọn lửa lớn nó có thể làm mất hương vị nên cần chế biến trên lửa nhỏ.
Tỏi sọc tím
Tỏi sọc tím

Nơi phân bố

  • Tỏi được phân bố nhiều nơi trên thế giới.
  • Tại Việt Nam, tỏi có thể mọc và gieo trồng ở nhiều nơi. Một số khu vực nổi tiếng về trồng tỏi là Khánh Hòa, Lý Sơn, Phan Rang, Hòa Bình,…
  • Tỏi còn được trồng ở nhiều địa phương khác, khá dễ trồng, nhiệt độ thích hợp để tạo củ là 20-22 độ C.

Bộ phận sử dụng

Bộ phận dùng của cây tỏi đó chính là phần củ tỏi, các tép tỏi.

Thành phần hóa học

  • Đường.
  • Chất xơ
  • Chất béo.
  • Chất đạm.
  • Vitamin A.
  • Vitamin B.
  • Vitamin C.
  • Magie.
  • Sắt.
  • Canxi.
  • Natri.
  • Kali.
  • Mangan.
  • Photpho.
Giá trị dinh dưỡng của tỏi
Giá trị dinh dưỡng của tỏi

Thu hái và cách bảo quản

  • Khi thu hái, ta chọn thu hái cả cây tỏi. Tỏi được gieo trồng và thu hoạch theo thời vụ. Ở đồng bằng sông Hồng và khu vực miền Trung thời điểm thu hoạch tỏi là vào độ tháng 1, tháng 2.
  • Sau khi thu hoạch, chúng ta cần loại bỏ phần rễ và phần thân lá, giữ lại phần củ.
  • Người dùng nên bảo quản tỏi trong túi vải, túi lưới,… và nên để tỏi ở khu vực khô thoáng, mát mẻ. Đây là cách giữ cho tỏi không bị mất hương vị và không bị vi khuẩn tấn công. Không nên để tỏi trong tủ lạnh vì tỏi sẽ không còn tươi, dêbị khô và bị mất các chất dinh dưỡng quan trọng.

Các cách ngâm tỏi

Tỏi ngâm mật ong

Nguyên liệu : 15 gram tỏi, 100ml mật ong nguyên chất, 1 hũ thủy tinh.

Cách thực hiện :

  • Tỏi bóc bỏ vỏ, rửa sạch rồi để ráo nước sau đó cắt thành từng lát mỏng hoặc đập dập.
  • Cho tỏi đã chuẩn bị và mật ong vào lọ thủy tinh theo tỷ lệ 15 gram tỏi : 100ml mật ong.
  • Đậy nắp và ngâm trong 15-20 ngày là có thể sử dụng.

Tỏi ngâm mật ong

Tỏi ngâm dấm

Nguyên liệu : Tỏi 500 gram, 400 ml giấm gạo, 50 gram ớt tươi, lọ thủy tinh có nắp, đường, muối, phèn chua,…

Cách thực hiện :

  • Tỏi bóc vỏ , rửa sạch và thái lát, chuẩn bị một thau nước đun sôi và để nguội và hòa thêm 1 thìa muối để ngâm tỏi từ 8-10 tiếng.
  • Cho một nồi nước lên bếp cùng với 1 thìa phèn chua , đun tới khi phèn chua tan hết thì cho tỏi vào chần sơ khoảng 10-15 giây thì vớt ra, ngâm vào thau lạnh.
  • Cho vào nồi 400ml nước lọc, 400 ml giấm gạo, 2 thìa café đường, 1 thìa cafe muối, đun cho hỗn hợp tan hết thì tắt bếp
  • Cho tỏi, ớt vào lọ sau đó cho hỗn hợp nước dùng đã chuẩn bị trên vào , đậy nắp kín rồi đặt nơi khô thoáng, để 3-5 ngày là được.
Tỏi ngâm giấm
Tỏi ngâm giấm

Vị thuốc và các tác dụng của tỏi

Tính vị

Theo Đông y, củ tỏi có vị cay, tính ấm.

Quy kinh

  • Kinh Tỳ.
  • Kinh Vị.
  • Kinh Phế.
  • Kinh Thận.

Cách dùng và liều lượng

  • Về cách dùng, ta có thể dùng tỏi ở dạng tươi hoặc ở dạng ngâm rượu, ngâm giấm. Tỏi dùng ở dạng tươi bạn có thể ăn sống hay làm gia vị cho các món ăn, cho nước chấm.
  • Chúng ta không nên lạm dụng, ăn quá nhiều tỏi trong ngày. Liều dùng vừa đủ trong một ngày là từ 1-2 nhánh tỏi. Khi tỏi được chế biến thành các bài thuốc, cần tuân thủ liều lượng khi chế biến. Mỗi bài thuốc sẽ có công thức liều lượng khác nhau.

Công dụng – Tác dụng của tỏi

 Theo Đông y, củ tỏi có những tác dụng sau:

  • Giải độc.
  • Sát trùng.
  • Chữa đầy bụng.
  • Chữa rối loạn tiêu hóa.
  • Chữa tiêu chảy.
  • Chữa chứng khó tiêu.
  • Chữa sốt rét.
Tỏi tốt cho bệnh tiểu đường
Tỏi tốt cho bệnh tiểu đường

Theo các nghiên cứu ngành y học hiện đại, củ tỏi có những tác dụng sau:

  • Chống ung thư.
  • Chống oxy hóa.
  • Giúp xương chắc khỏe.
  • Cường dương.
  • Phòng ngừa các bệnh về tim mạch.
  • Làm đẹp da, giảm mụn trứng cá.
Tỏi tốt cho tim mạch
Tỏi tốt cho tim mạch

Các bài thuốc sử dụng tỏi

Bài thuốc chữa cảm cúm

  • Chuẩn bị 3 tép tỏi, bóc lớp vỏ lụa bên ngoài, cho vào cối giã. Giã nát các tép tỏi sau đó cho tỏi nát vào cốc, hãm trong 50g nước sôi. Sau nửa giờ đồng hồ, chắt lấy nước tỏi, nhỏ khoảng 2-3 giọt vào mỗi bên mũi.
  • Ta nên nhỏ khoảng 2-3 lần /ngày.

Bài thuốc chữa đầy bụng, khó tiêu

Ngoài việc ăn tỏi sống giúp cho hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn, bạn cũng có thể thực hiện bài thuốc sau:

  • Bóc sạch vỏ tỏi, rửa sạch.
  • Giã nát tỏi.
  • Gói tỏi vào chiếc lá nốt mỏng.
  • Đặt gói tỏi vào rốn, dùng băng gạc để quấn cố định.

Bài thuốc chữa huyết áp, bổ thận

Chuẩn bị:

  • 1 con gà.
  • 40g tỏi.
  • Rượu vang.
  • Gia vị.

Cách thực hiện:

  • Làm sạch gà, để ráo nước.
  • Thái mỏng, nhuyễn tỏi.
  • Hấp cách thủy gà với tỏi, rượu vang.

Ăn món này khi nóng, món ăn này không chỉ cung cấp dinh dưỡng mà còn có tác dụng điều hòa huyết áp, giúp bổ khí, sinh tinh.

Bài thuốc chữa đau răng

Dùng 2 tép tỏi giã nát rồi trộn với nước ấm rồi ngâm tỏi trong tầm 10 phút. Sau đó dùng tăm bông thấm dung dịch nước tỏi, chấm vào chỗ răng đau.

Bài thuốc giảm cholesterol trong máu

Chuẩn bị:

  • 15g tỏi.
  • 10g thảo quyết minh.
  • 30g sơn tra.

Cách thực hiện:

  • Tóc bỏ lớp vỏ lụa của tỏi rồi rửa sạch, để ráo và thái mỏng.
  • Hãm tỏi với nước sôi, cho thêm sơn tra và thảo quyết minh vào để ngâm cùng trong vòng 20 phút sau đó uống nước trong ngày thay trà.

Bài thuốc này giúp hạ lượng mỡ trong máu, đào thải bớt các cholesterol có hại trong máu, chống béo phì.

Một số lưu ý khi sử dụng tỏi

Đối tượng không ăn được tỏi

  • Người đang gặp tình trạng tiêu chảy không nên ăn vì allicin trong tỏi sẽ kích thích thành ruột, dẫn đến tình trạng phù nề, nghẽn mạch máu hay gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng khác.
  • Người mắc các bệnh có  liên quan đến mắt hay thị lực kém cũng không nên sử dụng vì nó có chứa các hoạt chất kích thích, sẽ dẫn đến tình trạng viêm bầu mắt hay viêm kết mạc.
  • Người có tiền sử mắc các bệnh về gan không nên ăn vì nó có tính nóng, vị cay, có thể làm nóng gan và về lâu dài có thể gây tổn thương cho gan.
  • Người chuẩn bị phẫu thuật nên ngừng sử dụng 1 tuần trước khi diễn ra cuộc phẫu thuật để giảm thiểu tình trạng chảy máu kéo dài trong và sau cuộc phẫu thuật.
  • Người có thể trạng suy yếu không nên ăn nhiều loại rau này vì sử dụng quá nhiều có thể làm tan khí huyết, loãng khí, hao máu, sinh đờm và phát nhiệt.
  • Người huyết áp thấp không nên sử dụng vì nó có khả năng là hạ huyết áp động mạch.
  • Phụ nữ có thai, cho con bú và trẻ em chỉ nên sử dụng ở liều thấp và hạn chế sử dụng thường xuyên.
Người tình trạng suy nhược không nên dùng tỏi
Người tình trạng suy nhược không nên dùng tỏi

Lưu ý khi dùng

  • Không ăn khi đói vì nó có thể gây ra cảm giác khó chịu như đầy bụng, buồn nôn, ỉa chảy, rối loạn hệ tiêu hóa,…
  • Mỗi buổi sáng bạn nên ăn 1-2 tép là đủ, không nên dùng quá nhiều và lạm dụng nó.
  • Không đắp tỏi tươi lên bất kỳ vùng da nào vì nó có thể gây tình trạng rát, bỏng da và nổi bọng nước tại chỗ đắp.
  • Nên cắt tỏi thành các miếng nhỏ và để ngoài không khí khoảng 10 – 15 phút rồi mới sử dụng thì sẽ mang lại nhiều tác dụng tốt hơn.
  • Không kết hợp tỏi với các thực phẩm sau : Trứng, thịt gà, cá diếc, cá trắm, xoài , mật ong,…
  • Không chế biến ở nhiệt độ cao và không nấu cháy vì nó sẽ sinh ra các hoạt chất không tốt cho sức khỏe.
  • Khi đang sử dụng thuốc tránh thai nên hạn chế dùng tỏi trong các bữa ăn vì tỏi làm giảm tác dụng của thuốc.
Tỏi giảm tác dụng thuốc tránh thai
Tỏi giảm tác dụng thuốc tránh thai

Như vậy , bài viết trên đã cung cấp các  thông tin cơ bản về tỏi, cách sử dụng và tác dụng của vị thuốc này. Mong rằng , các vấn đề đưa ra ở trên sẽ giúp bạn có thêm kiến thức nhất định và tỏi và sẽ đưa ra những lựa chọn tốt nhất khi sử dụng nó. Nếu bạn cảm thấy các thông tin này hữu ích thì đừng ngại ngần chia sẻ với mọi người nhé. Cảm ơn bạn nhiều!!

 

0832 555 828